Những linh mục cực đoan đang khiến cộng đoàn chia rẽ

(Baonghean.vn)- Mục tử được Chúa sai đến để chăn dắt đàn chiên, thế nhưng linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục lại đi rao giảng những lời dối trá, chống đối, đầy hằn học và phản động khiến đàn chiên luôn phải sống trong sự hoang mang, sợ hãi.

» Cựu chiến binh huyện Tân Kỳ lên án linh mục Đặng Hữu Nam

 » Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị xử lý hành vi vi phạm của linh mục Đặng Hữu Nam

 » Hàng nghìn phụ nữ Quỳnh Lưu lên tiếng phản đối linh mục Đặng Hữu Nam

 » Luật sư: Linh mục Đặng Hữu Nam vi phạm pháp luật nghiêm trọng
 

Hai linh mục cực đoan Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục đang khiến cộng đoàn chia rẽ.
Hai linh mục cực đoan Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục đang khiến cộng đoàn bị chia rẽ.

Chúa nhật tuần thứ IV phục sinh ngày 7 tháng 5 vừa qua, khi tham dự thánh lễ, mỗi người công giáo đều khắc cốt ghi tâm bài đọc và chia sẻ lời Chúa về chủ chăn nhân lành.

Trong tâm thức của mỗi người công giáo, hình ảnh Đức Giêsu vị mục tử nhân lành đã đưa đoàn chiên thoát khỏi mọi biến loạn, thoát khỏi sự dữ bằng chính sự hi sinh của người trên Thánh giá.

Tuy nhiên, hôm nay, ngay chính trên quê hương Nghệ An của chúng con, hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam cũng nhân danh là mục tử nhưng chính các Ngài đang biến đàn Chiên của họ trở thành trò cười; biến những con chiên lành thành kẻ dữ, thành những người hung hãn; biến cuộc sống bình yên của người công giáo Song Ngọc, Phú Yên trở nên biến động, hoang mang.

Hệ lụy không chỉ dừng lại ở đó mà hành động không giống ai của hai vị linh mục này còn để lại những cái nhìn thiếu thiện cảm đối với đạo công giáo nói chung.

Là những người công giáo chân chính, chúng tôi thực sự phản đối mọi hành động đi ngược lại giới răn của Chúa mà linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đang làm. Các cha không thể nhân danh Chúa mà làm những việc phản lại dân Chúa, gieo rắc hận thù dân tộc.

Chính linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đang  phạm tội nghiêm trọng về giới răn của Chúa khi “kể tội người trước mặt người chưa biết”. Trong suốt một thời gian dài các cha không chia sẻ lời Chúa mà đăm đăm việc nói xấu, bôi nhọ người khác trong lúc các cha có tốt lành gì đâu?. Lẽ ra, lúc này đây các cha hãy ăn năn sám hối để được tha tội. Nếu các cha còn danh dự, còn một chút lòng tự trọng thì hãy tỉnh thức theo lời khuyên của Thánh Phêrô "Anh em hãy cứu mình khỏi dòng dõi gian tà này".

Các cha đừng ngộ nhận là toàn thể cộng đồng người công giáo đều nghe theo và hành động vô thức theo ý của các cha. Sự hiệp thông trong đạo công giáo là tính cộng đồng, tính sẻ chia, tình huynh đệ, tình bác ái, hi sinh, nhường nhịn và khiêm nhường. Tính hung hãn, mặt lăm lăm sát khí là sa tăng, là quỷ dữ. Một số anh em của chúng con ở Song Ngọc, ở Phú Yên sở dĩ đang hùa theo các cha là vì thần quyền, vì hội chứng đám đông, họ ở trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, đi không được, ở không xong.

Các cha hãy nhìn lại đi, suốt mấy tuần nay họ có được một giây phút nào bình yên đâu. Cách mà các cha nuôi dưỡng con chiên như vậy xem ra có chấp nhận được không. Mục tử được Chúa sai đến để chăn dắt đàn chiên, ở giữa đàn chiên, các cha hãy nhìn lại đàn chiên của các cha có thể cất lên lời này được không???. “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh rì, người đặt tôi nằm nghỉ, tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi...”, nguồn nước và chỗ nghỉ ngơi mà các cha đang đưa chúng con đến chỉ là địa ngục trần gian. Nước Chúa không thể tồn tại trên miệng lưỡi của các cha theo kiểu ăn vạ, theo kiểu thách đó, theo kiểu bán rẻ lương tri và làm những điều bỉ ổi, dối trá đó được.

Trên một số trang mạng xã hội, chúng con đọc được những dòng chia sẻ của một số kẻ nói rằng “Nếu cha Thục, cha Nam bị bắt, chúng tôi sẵn sàng đổ máu”.

Thật là nực cười, những người đó chỉ bọn Việt Tân đội lốt dân chủ, chứ đồng bào công giáo không ai ngu muội đến mức đó đâu?. “Tử vì đạo ư”. Không đâu?. Người công giáo trên đất nước này có ai bị bách hại vì đức tin đâu mà tử vì đạo. Văn bản pháp quy cao nhất của Nhà nước đã quy định theo hoặc không theo một tôn giáo nào là quyền của mọi người, không ai bắt ép, quyền tự do lựa chọn tôn giáo chân chính được bảo đảm.

Hệ lụy mà việc làm của linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam để lại không nhỏ một chút nào. Ngoài việc phá vỡ tình liên đới mà Thiên Chúa đã có công mời gọi, gây dựng hàng nghìn năm nay, thì nó còn liên lụy đến đời sống, đến niềm tin của cộng đồng người công giáo chân chính nói chung.

Cái nhìn méo mó của mọi người về đạo công giáo cũng bắt nguồn từ đây, đồng bào công giáo thiếu tự tin khi trong hàng ngũ giáo sĩ có những người như hai vị linh mục này.

Dấu hiệu xa lánh, hoang mang trong cộng đồng đã bắt đầu thể hiện rõ. Trong các ngày 5 và 6/5 vừa qua, khi chúng con cùng tham gia Tuần Chầu lượt tại Giáo xứ Quan Lãng với linh mục Nguyễn Đình Thục. Bà con giáo dân trên đó nhìn cha con chúng con với những cặp mắt dò hỏi, thiếu thiện cảm. Có người tò mò mạnh dạn bắt tay hỏi thăm “sao Cha dạo này tóc tốt vậy”. Linh mục của chúng con trả lời “cha bận”. Nhiều người cũng thắc mắc, cha bận kiểu gì mà lại có thời gian đưa con chiên của mình xuống đường liên tục như vậy?.

Để kết thúc bài viết chúng con xin trích nguyên văn lời chia sẻ của các linh mục trong thánh lễ tuần IV, chúa Phục Sinh “Lời Chúa hôm nay trình bày Đức Giêsu là người mục tử tốt lành: Ngài biết rõ từng người chúng ta, Ngài thí mạng sống vì chúng ta, và Ngài dẫn chúng ta tới sự sống thật. Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta trở thành chiên của Ngài, không phải những con chiên bướng bỉnh mà là những con chiên biết chủ mình là ai, biết tiếng chủ và ngoan ngoãn bước theo sự dẫn dắt của chủ, khi chủ đi trong ánh sáng Đức kitô và ngược lại đàn chiên sẽ không theo khi chủ của chúng cố tình đi vào sự tội”.

Một người con Thanh Dạ

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.