Khánh thành tượng đài nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

(Baonghean.vn) - Ngoài tượng đài nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, dịp này huyện Yên Thành cũng khánh thành đền thờ liệt sỹ huyện.

Sáng 17/7, UBND huyện Yên Thành, tổ chức lễ cắt băng khánh thành tượng đài nhà cách mạng Phan Đăng Lưu và đền thờ liệt sỹ huyện.

Dự lễ có đồng chí Lê Thị Thủy - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương; Thiếu tướng Hồ Quang Tuấn - Phó chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp Bộ quốc phòng; Nguyễn Thế Trung - nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban dân vận Trung ương.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn  Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đại diện các sở ban ngành cấp tỉnh và lãnh đạo huyện Yên Thành.

Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh. Hiền - Các.
Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh. Hiền - Các.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, cho biết, tượng đài đồng chí Phan Đăng Lưu có chiều cao gần 10 mét. Thân tượng và đế bệ được làm bằng đá nguyên khối, liên kết bằng mộng, chốt thép….

Công trình được thể hiện đúng với thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với mẫu tượng đổ thạch cao, tỷ lệ 1/1, chất lượng đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, đúng quy trình. Sau khi nghiệm thu, huyện Yên Thành đã phối hợp với gia đình, dòng họ tiến hành các nghi lễ  truyền thống vào tháng 10/2015 và đưa công trình vào quản lý hoạt động. Tượng đài được khởi công từ năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 110 năm sinh nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.

Các đại biểu cứt băng khánh thành tượng đài. Ảnh. Hiền - Các.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tượng đài. Ảnh. Hiền - Các.

Trong khi đó, công trình đền thờ liệt sỹ huyện được khởi công từ năm 2013, trên diện tích hơn 21.000 m2. Công trình này được bố trí các hạng mục gồm nhà thờ chính, nhà bia, nhà gác chiêng, nhà gác trống, bức phù điêu, sân hành lễ, đài đuốc, bãi đỗ xe, nhà thường trực, khu nhà vệ sinh, vườn hoa cây xanh, đường giao thông, tường rào, bậc cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước. Phần nội thất đền thờ được thiết kế  các hạng mục: bàn thờ trung tâm 3 cấp, bàn thờ liệt sỹ 3 cấp, bia đá khắc tên liệt sỹ, cửa vọng và câu đối, hiện các hạng mục cơ bản đã hoàn thành.

Các đại biểu dâng hương đền liệt sỹ huyện Yên Thành. Ảnh. Hiền - Các
Các đại biểu dâng hương đền liệt sỹ huyện Yên Thành. Ảnh. Hiền - Các
Nhà cách mạng Phan Đăng Lưu sinh năm 1902 tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành, huyện Yên Thành). Từ nhỏ, ông nổi tiếng học giỏi thông minh, khi mới 16 tuổi, ông đã tham dự kỳ thi Hương, dù phải khai tăng thêm 2 tuổi để được đi thi. Năm 1923, ông được bổ vào ngạch Thông phán, làm nhân viên tại Sở Canh nông Bắc Kỳ, vì vậy còn được dân gian gọi là ông Phán Tằm. Cuối năm 1925, ông được đổi về Sở Canh nông Nghệ An tại Vinh. Tại đây, ông có những liên lạc với một số thành viên Hội Phục Việt, thường xuyên trao đổi thời cuộc và tìm đọc các tài liệu cách mạng. Chính thời gian này, ông đã được tiếp xúc với những tài liệu Cộng sản đầu tiên bằng tiếng Pháp….

Tháng 9/1939, ông được điều động vào Nam Kỳ hoạt động và được Trung ương phân công phụ trách phong trào cách mạng các tỉnh Nam Kỳ. Tháng 11/1940, tại Đình Bảng, Bắc Ninh, ông chủ trì Hội nghị Trung ương 7. Tại đây, ông được đề cử làm Tổng Bí thư, nhưng ông không nhận, vì ông cho rằng mình cần về miền Nam, trong đó Xứ ủy và nhân dân đang ngóng chờ kết quả chuyến đi và đề phòng ông bị bắt, sẽ gây trở ngại cho Trung ương mới được củng cố ở miền Bắc. Ngay sau hội nghị, ông quay trở lại miền Nam để hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ, theo quyết định của Hội nghị Trung ương, do có kẻ chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt vào đêm 22/11/1940 khi vừa mới đặt chân đến Sài Gòn, khi chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương.

Ngày 26/8/1941, ông bị xử bắn tại trường bắn Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, Gia Định cùng với đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

Phan Hiền - Hồ Các

Đài Yên Thành

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.