Những hình ảnh xúc động ngày 27-7

(Baonghean.vn) - Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 là dịp để tri ân, tưởng nhớ những người đã hy sinh máu thịt bảo vệ Tổ quốc. Ghé thăm những nghĩa trang liệt sỹ những ngày này không khó để bắt gặp những hình ảnh, những câu chuyện xúc động về tình thân, tình đồng chí...

Ảnh: Thành Cường
Chiến tranh đã qua đi nhưng những nỗi đau mà nó để lại vẫn xé lòng những người may mắn sống sót đi qua 2 thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là trong thời điểm tháng 7 này. Ảnh: Thành Cường
Giữa ngút ngàn hương khói ở Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào ở Anh Sơn, người cựu binh Trương Quang Liễu (xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) rưng rưng châm điếu thuốc cắm lên bình hương, rót chén rượu nồng mời người đồng đội từng được ông tự tay chôn cất ở chiến trường. Sau bao nhiêu năm qua đi, ông Liễu mới có thể tìm và thăm lại người đồng đội xưa nay đang nằm cùng gần 11.000 anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Quốc tế Việt Lào. Ảnh: Thành Cường
Giữa ngút ngàn hương khói ở Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào ở Anh Sơn, người cựu binh Trương Quang Liễu (xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) rưng rưng châm điếu thuốc cắm lên bình hương, rót chén rượu nồng mời người đồng đội từng được ông tự tay chôn cất ở chiến trường. Sau bao nhiêu năm qua đi, ông Liễu mới có thể tìm và thăm lại người đồng đội xưa nay đang nằm cùng gần 11.000 anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Vượt hơn 500km từ xã Phù Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, bà Nguyễn Khánh Minh (1947) cùng gia đình vào thắp nén hương cho anh trai là liệt sỹ Nguyễn Đức Thông (1945). Ảnh: Thành Cường
Nước mắt cuối cùng cũng tràn khóe mi người phụ nữ 70 tuổi khi gia đình bà đã tìm thấy phần mộ của liệt sỹ Thông. Bà Minh nhớ lại, vào tháng 7/2016, gia đình bà nhận được tin hài cốt quy tập về Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào. “Chỉ tiếc một điều là ước nguyện của người mẹ đã qua đời của tôi là đưa anh trai về với bố, ông bà tổ tiên vẫn chưa thể hoàn thành”. Ảnh: Thành Cường
Nước mắt cuối cùng cũng tràn khóe mi người phụ nữ 70 tuổi khi gia đình bà đã tìm thấy phần mộ của liệt sỹ Thông. Bà Minh nhớ lại, vào tháng 7/2016, gia đình bà nhận được tin hài cốt của anh mình được quy tập về Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào. “Chỉ tiếc một điều là ước nguyện của người mẹ đã qua đời của tôi là đưa anh trai về với bố, ông bà tổ tiên vẫn chưa thể hoàn thành”. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Chu Thanh
"Để con dắt mẹ đi thăm anh!" - đó câu nói của người con trai tóc đã hai màu dẫn mẹ đi thăm người anh đang nằm tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Nghi Lộc trong số 997 liệt sỹ đang yên nghỉ tại nơi đây. Hằng năm, cứ đến tháng 7 này, 2 mẹ con ông lại ra thăm người anh đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Chu Thanh
Ảnh: Thành CườngNghĩa trang quốc tế Việt Lào, nghĩa trang liệt sỹ huyện Nghi Lộc… những ngày tháng 7 này không khó để bắt gặp những hình ảnh xúc động và cả những phút nhói lòng khi nhìn những ngôi mộ liệt sỹ vô danh.
Trong số những người đã hy sinh, có người đã tìm lại được danh tính nhưng vẫn còn đó hàng vạn ngôi mộ vô danh, hàng chục nghìn liệt sỹ vẫn đang nằm lại đâu đó tại chiến trường xưa. Nhìn những dòng chữ "Liệt sỹ chưa biết tên" ở các nghĩa trang khiến nhiều người phải nhói lòng. Ảnh: Thành Cường 
Những người chiến sỹ ghé thăm đồng đội hy sinh đang nằm lại tại Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào. Ảnh: Thành Cường
Nhìn những người cựu chiến binh đến thăm đồng đội nằm xuống, thắp những nén nhang cho những người đồng đội khuyết tên bất chợt câu thơ khắc tại Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào lại xuất hiện trong tâm trí "Xin đừng gọi anh là liệt sỹ vô danh/ Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác/ Tổ quốc không mất tên anh/ Chỉ lặng thầm nhận về mình…" Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Những chiến binh đã ngã xuống vì nền hòa bình cho dân tộc, có người chưa tìm lại được danh tính nhưng họ mãi sống trong lòng người thân, những người đồng đội từng kề vai sát cánh chiến đấu.... Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
... và cả những lớp trẻ đang cố gắng phấn đấu theo lớp cha anh dựng xây Tổ quốc. Ảnh: Thành Cường

Chu Thanh - Thành Cường

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.