Văn hóa Diễn Châu trong dòng chảy lịch sử xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Ngày 18/8, huyện Diễn Châu tổ chức hội thảo 'Văn hóa Diễn Châu - Những giá trị trong sự nghiệp đổi mới'. 

Đây là một trong những hoạt động quan trọng của lễ kỷ niệm 1.390 năm danh xưng Diễn Châu.

Về dự hội thảo có các đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Trương Đình Tuyển - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; Hoàng Xuân Lương - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;  Hồ Xuân Hùng  - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - PTNT. Đại diện Tỉnh ủy, UBND tỉnh.  Đặc biệt có sự tham gia của các nhà khoa học, đại biểu Hội đồng hương Diễn Châu tại Hà Nội 

Về phía huyện Diễn Châu có đồng chí Trần Văn Cương - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Chu Thế Huyền - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong BTV Huyện ủy, các phó chủ tịch HĐND - UBND huyện, cùng các ban, ngành liên quan. 

Năm 2005, Huyện uỷ, UBND huyện Diễn Châu tổ chức cuộc hội thảo khoa học hướng tới kỷ niệm 1380 năm Diễn Châu (627 - 2007) với sự tham gia của các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử.  

Căn cứ nguồn tư liệu qua thư tịch cổ và các báo cáo khoa học đã đưa ra kết luận thời điểm ra đời danh xưng Diễn Châu là năm 627, kết luận đó hoàn toàn có căn cứ khoa học. Ngày 22/11/2006, Viện sử học ban hành văn bản số 150 xác định năm danh xưng Diễn Châu: "Về thời điểm danh xưng Diễn Châu với tư cách là tên gọi của một đơn vị hành chính, các bộ chính sử, các bộ địa chính lịch sử nước ta và Trung Quốc ghi chép tương đối nhất quán đó là vào năm Trinh Quán thứ nhất đời Đường (tức năm 627). Trong gần 14 thế kỷ qua mặc dù cấp quản lý hành chính của huyện có thay đổi khi là châu, là phủ, là huyện, cùng với sự thay đổi của phạm vi quản lý nhưng tên gọi Diễn Châu được giữ từ đời Đường, đây là một trường hợp hy hữu trong lịch sử địa danh hành chính nước ta".

Đồng chí đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên TW Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên TW Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam phát biểu tại Hội thảo 'Văn hóa Diễn Châu - Những giá trị trong sự nghiệp đổi mới' với mong muốn: Những giá trị văn hóa truyền thống cần lưu giữ để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ảnh: Thanh Thủy
Quang cảnh trung tâm huyện Diễn Châu. Ảnh: Sách Nguyễn
Quang cảnh trung tâm huyện Diễn Châu. Ảnh: Sách Nguyễn

Và lần này, kỷ niệm 1390 năm, Diễn Châu tổ chức hội thảo  "Văn hóa Diễn Châu - Những giá trị trong sự nghiệp đổi mới" nhằm tổng kết lý luận và thực tiễn về quá khứ hình thành, phát triển của huyện Diễn Châu 1390 năm qua và bổ sung những giá trị văn hóa Diễn Châu trong sự nghiệp đổi mới.

toàn cảnh đền cuông. ảnh; sach Nguyễn
Di tích lịch sử văn hóa Đền Cuông - nơi thờ Thục An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu. Ảnh: Sách Nguyễn

Hội thảo lần này có 24  tham luận trong đó tập trung vào những nội dung chính như An Dương Vương và giấc mơ dân gian hiển thánh; Danh nhân khoa bảng Diễn Châu; Xây dựng Diễn Châu thành một vùng đất đáng sống; Diễn Châu miền đất văn chương; Phủ Diễn lịch sử và quá trình đô thị hóa; Diễn Châu trong lòng lịch sử dân tộc; Viếng đền Cuông không quên nỗi đau mất nước; Tiếng Diễn Châu - một bộ phận cấu thành phương ngư Nghệ Tĩnh; Các vị tướng người Diễn Châu - sự kết hợp văn hóa và cống hiến...

Tại hội thảo nhiều ý kiến cho rằng, để lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất Hoan Châu xưa, Diễn Châu nay, rất cần có 1 bảo tàng văn hóa Phủ Diễn - nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội của vùng đất văn hiến. Và trong thời gian ngắn Diễn Châu phải vươn lên trở thành Thị xã năng động trong tất cả các lĩnh vực của tỉnh Nghệ An.

Làm thế nào để xứng đáng với danh hiệu 1.390 năm danh xưng Diễn Châu, làm thế nào để không chỉ phát triển kinh tế mà còn phải gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống  là những gì mà các đại biểu, các nhà khoa học trăn trở nhất tại hội thảo lần này.

Thanh Thủy

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.