Nỗi đau bố mẹ muốn hiến thận cứu con nhưng không đủ tiền phẫu thuật

(Baonghean.vn) - Đứa con trai bé bỏng của vợ chồng chị Nguyễn Thị Lưu (SN 1972) ở xóm Xuân Quỳnh xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương bị suy thận mãn tính ở giai đoạn cuối. Bố mẹ sẵn sàng hiến thận cho con nhưng thể kiếm đâu ra tiền phẫu thuật.

Chị Nguyễn Thị Lưu bên đứa con nhỏ bị bệnh hiểm nghèo của mình
Chị Nguyễn Thị Lưu bên đứa con nhỏ bị bệnh hiểm nghèo của mình.

Cuộc sống chỉ nhìn vào mấy sào ruộng nhưng vợ chồng chị Nguyễn Thị Lưu có đến 5 người con. Nơi vùng quê nghèo này, với quan niệm phải có con trai nối dõi nên dù đã có 4 đứa con gái, anh chị vẫn cố sinh thêm. Khi cậu con trai chào đời ngày 1/1/2011, vợ chồng anh đặt cho con tên là Trần Hưng Phúc với ý nghĩa gia đình có phúc phận khi sinh được con trai như ý.

Cháu Phúc sinh ra sức khỏe không tốt, thường xuyên ho, năm 2015, được chẩn đoán là bị suy dinh dưỡng, bệnh viện yêu cầu nhập viện để điều trị. Nhưng sau khi có kết quả xét nghiệm thì hóa ra cháu bị suy thận mãn tính. Bắt đầu từ tháng 3/2015, hai vợ chồng phải thay nhau bỏ hết việc nhà đưa cháu Phúc đi Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị thận hàng tháng trời.

Đến tháng 7/2016,  Phúc được chẩn đoán thận đã hỏng hoàn toàn phải mổ cấy dây lọc thận qua màng bụng, nhưng do bị tắc ống dẫn dịch phải mổ lại. Đến tháng 10/2016, qua 7 lần mổ, ống dẫn dịch của Phúc mới ổn định. Lần mổ đầu tiên dành cho bệnh nhân dưới 6 tuổi hết 12 triệu đồng, 6 lần mổ sau mỗi lần hết 5 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc và chi phí cho bố mẹ ăn ở tại bệnh viện.

Kể từ đó, Phúc được chuyền dịch thẩm phân phúc mạc thường xuyên. Mỗi ngày 8kg dịch, cứ một túi cho vào 0,5 kg dịch ngâm vào ổ bụng 1,5 giờ, sau đó xả ra, một ngày 24 giờ ngâm-xả dịch, chỉ nghỉ khoảng 30 phút để ăn cơm trưa và tối.

Cứ như vậy, bố và mẹ phải thay nhau túc trực để trông nom thay dịch chuyền lọc cho Phúc. Mỗi ngày, thay dịch chuyền cho con, chị Lưu và anh Lan lại đau như đứt từng khúc ruột. Ở lứa tuổi của con, lẽ ra con phải được vui chơi, chạy nhảy, học hành cùng bạn bè, vậy mà hết năm, cùng tháng dính liền giường  cùng thuốc men, cùng bệnh viện và mùi cồn, bông băng…

Đã vậy, cháu cũng phải hạn chế biến tiếp xúc với các mọi người để đảm bảo vô trùng. Bệnh viện yêu cầu gia đình phải dành riêng cho Phúc một căn phòng riêng biệt được khử trùng y tế, hạn chế người vào ra để đảm bảo vô trùng trong quá trình lọc thận cho Phúc.

Hết ngày này sang ngày khác, hết tháng này sang tháng khác vợ chồng anh chị nước mắt ngắn dài lại dắt díu đưa con ra Hà Nội. Lần nào may mắn thì 3 ngày là được về, lần nào không tốt thì phải ở lại để bệnh viện 2 tuần.

Mỗi tháng cháu Phúc tiêu hết 5 triệu tiền thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi
Mỗi tháng cháu Phúc tiêu hết 5 triệu tiền thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi.

Cháu Phúc bị bệnh, ngoài tiền vay Ngân hàng chính sách 50 triệu đồng để chi phí, lúc nguy cấp, anh em họ hàng ai cũng cho vay khiến gia đình lầm vào cảnh nợ nần chưa nghĩ đến số tiền sẽ lấy để đâu để trả. Bây giờ ngoài tiền hàng tháng đi lại tốn kém, mỗi tháng còn phải chi phí 5 triệu tiền thuốc tiêm cho Phúc.

Khổ nữa là bố mẹ phải thay nhau chăm cháu Phúc trong khi cả nhà 7 miệng ăn. Đất Thanh Xuân vùng trũng mỗi năm chỉ làm được một mùa, chăm bón tốt thì được 4 tạ lúa, gạo chỉ đủ ăn 3 tháng. Gia đình có 3 sào chè, mùa đại hạn 2 tháng hái một lần bán được 1,5 triệu.

Trong nhà 4 con gái thì cháu gái thứ tư Trần Thị Tú Anh cũng từng bị bệnh thấp tim đã điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông 3 tháng.

Tâm sự với chúng tôi, vợ chồng chị Lưu ai cũng muốn hiến thận của mình để cứu con trai nhưng đành bất lực khi được bác sỹ cho biết, để có thế hiến thận anh chị sẽ phải xét nghiệm trong 3 tháng với mức phí khoảng 75 triệu đồng và chi phí để phẫu thuật nếu tương thích khoảng 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Khánh Thành - Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết: Hoàn cảnh gia đình anh Lan, chị Lưu hiện nay có thể nói là khánh kiệt. Chỉ mong sao có tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào có thể hỗ trợ để bố mẹ cháu hiến thận, phẫu thuật thay thận để cháu được sống làm người bình thường. 

Cuộc sống khó nhọc hằng ngày và nỗi đau vì đứa con bệnh trọng đã khiến anh chị nhiều khi tưởng như tuyệt vọng. Nhưng trong sâu thẳm anh chị vẫn luôn hy vọng sẽ có phép thần nào đó đến với gia đình khi con có thể phẫu thuật. Gia đình cần lắm sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để họ có thể cứu được con trai mình.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Vợ chồng Trần Hưng Lan - Nguyễn Thị Lưu  ở xóm Xuân Quỳnh xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, số điện thoại: 0166.4639.522, 0913.274.064 hoặc Phòng Phát hành - Hoạt động xã hội Báo Nghệ An, số 3 Đại lộ Lê Nin, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, Nghệ An./.

Đạm Phương

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.