Luật sư nói gì về việc quản lý dân cư bằng mã số định danh?

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng quản lý dân cư bằng mã số định danh là một sự đột phá, phải trải qua quá trình đấu tranh rất dài.

Mới đây, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP của chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Theo đó, sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" thủ công và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trên hệ thống điện tử. Đồng thời, các loại giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú cũng sẽ được bãi bỏ.

luat su noi gi ve viec quan ly dan cu bang ma so dinh danh? hinh 1
Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty luật Minh Bạch ( Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Tương tự như vậy, việc quản lý tạm trú cũng sẽ không còn "sổ tạm trú" mà thay bằng việc cập nhật thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân, người dân sẽ sử dụng mã số định danh cá nhân (ID number) khi thực hiện các thủ tục liên quan đến cá nhân.

Về việc Chính phủ đồng ý bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh, luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty luật Minh Bạch (Đoàn Luật sử TP Hà Nội) cho rằng đây là một sự đột phá, phải trải qua quá trình đấu tranh rất dài.

“Chúng ta đã có rất nhiều bài phân tích, những câu chuyện nói lên rằng sổ hộ khẩu không quyết định việc quản lý dân cư ở Việt Nam. Rõ ràng, trong xã hội xã hội hoá thông tin, đặc biệt, khi Đề án mỗi công dân có mã số định danh riêng được phê duyệt thì sổ hộ khẩu không còn giúp ích trong quản lý nữa. Đôi khi, quản lý sổ hộ khẩu bằng thủ công đem lại những phiền hà, bất cập nhất định trong quản lý dân cư. Và đến nay, khi Chính phủ đã bỏ chính sách quản lý dân cư theo sổ hộ khẩu đi thì tôi cho rằng đó là sự cập nhật, sự tức thời và là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước” – Luật sư Tuấn Anh nói.

Việc bỏ quản lý sổ hộ khẩu bằng thủ công thay bằng việc quản lý điện tử là một trong những bước đầu tiên làm cho người dân được giảm phiền hà. Ảnh: Internet
Việc bỏ quản lý sổ hộ khẩu bằng thủ công thay bằng việc quản lý điện tử là một trong những bước đầu tiên làm cho người dân được giảm phiền hà. Ảnh: Internet

Hơn thế nữa, việc bỏ quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu rất phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam. Hiến pháp đã quy định tôn trọng tuyệt đối quyền tự do cư trú của mọi công dân. Người dân có quyền tự do cư trú ở bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam như họ mong muốn và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước nơi mình cư trú.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, chúng ta vẫn biết sổ hộ khẩu liên quan tới rất nhiều quyền công dân khác, quyền tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản. Ví dụ như giáo dục, dịch vụ cung cấp y tế và bảo trợ xã hội khác.

Một minh chứng rất rõ nét là cách đây 2 năm đã dấy lên những ý kiến trái chiều về điều kiện trong tiêu chí dự tuyển công chức là thí sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Với trường hợp không có hộ khẩu mà muốn thi công chức thì người đó phải đáp ứng một trong số các tiêu chí như tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; hoặc có bằng tiến sĩ tuổi đời dưới 35 tuổi…

Cứ như vậy tự nhiên hộ khẩu trở thành rào cản rất lớn để thu hút nhân tài, dẫn tới những câu chuyện lớn hơn về nhân sự. Đến nay, khi mà Chính phủ làm được vậy thì tôi đánh giá là một đột phá rất lớn trong quản lý hành chính nhà nước.

Luật sư Trần Tuấn Anh cũng cho biết, bản thân luật sư cũng đã gặp phải những khó khăn về sổ hộ khẩu: “Năm 2009, tôi mua nhà ở Hà Nội khi đó phải có sổ hộ khẩu Hà Nội mới được mua nhà, nhưng ngược lại, phải có nhà ở Hà Nội mới được đăng kí hộ khẩu ở Hà Nội. Đó là câu chuyện “quả trứng – con gà”, tôi phải mất rất nhiều công sức và chi phí để có được hộ khẩu ở Hà Nội, sau đó mới được mua nhà ở Hà Nội”.

Sau năm 2010, điều kiện phải có hộ khẩu Hà Nội đã được bãi bỏ, đây đã là một bước đột phá nhưng cũng chỉ giải quyết một trong những vấn đề còn tồn tại. Đằng sau cuốn sổ hộ khẩu còn rất nhiều mối liên quan khác.

Rõ ràng, quản lý bằng sổ hộ khẩu bằng giấy đến thời điểm hiện nay không còn giá trị nữa và khi không còn giá trị nữa thì việc bỏ đi thay thế cách quản lý hiện đại hơn là tất yếu.

Luật sư Tuấn Anh đánh giá: “Chính phủ đã rất lắng nghe ý kiến của người dân, rất muốn giảm thủ tục phiền hà, tạo sự thuận lợi cho người dân. Tôi cho rằng việc bỏ quản lý sổ hộ khẩu bằng thủ công thay bằng việc quản lý điện tử là một trong những bước đầu tiên làm cho người dân được giảm phiền hà, mất công, bớt thời gian đi lại người dân sẽ cống hiến được những gì tinh tuý nhất, sáng tạo nhất cho đất nước và phát triển xã hội”./.

Theo VOV

tin mới

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.