Tự do và pháp luật

(Baonghean) Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau đó chỉ 1 ngày - ngày 3/9/1945 - Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 vấn đề cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vấn đề thứ sáu được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 9). Đề nghị đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Chính phủ chấp nhận và sau đó được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, mà cao nhất là Hiến pháp của nước ta từ đó đến nay. Đó là một sự thật không ai có thể xuyên tạc, không ai có thể bác bỏ.

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của xã hội và của mọi công dân, của mọi tổ chức đều phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Đây cũng là một sự thật đanh thép, không thể xuyên tạc, không thể bác bỏ.

Quyền tự do, trong đó có tự do tín ngưỡng của mọi công dân được Hiến pháp và pháp luật nước ta thừa nhận và bảo vệ. Mọi vi phạm đến quyền tự do của công dân đều phải xử lý theo pháp luật, và mọi sự lợi dụng tự do để xâm phạm đến tự do với bất kỳ lý do nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Nếu như ai đó, nơi nào đó, việc gì đó mà lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để dẫn đến việc chia rẽ tôn giáo, chia rẽ lương - giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc thì đó không thể coi là tự do chân chính.

Mỗi cộng đồng dân cư, mỗi giai tầng xã hội, trong đó mỗi cộng đồng tôn giáo đều có lợi ích của chính mình và quyền tự do chăm lo cho lợi ích đó. Song, nếu vì chăm lo cho lợi ích riêng của cộng đồng mình mà làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng khác, làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn dân tộc thì lại trái ngược với tự do chân chính.

Pháp luật tôn trọng quyền tự do của mọi công dân. Mặt khác, mọi công dân không chỉ tôn trọng quyền tự do của mình mà còn phải tôn trọng quyền tự do của người khác, nhất là phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật.

Trương Công Anh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.