Nghệ An tổ chức cuộc thi nét đẹp các dân tộc thiểu số

(Baonghean.vn) - Sáng 1/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp cho ý kiến công tác tổ chức triển khai thực hiện Hội diễn văn nghệ các Dân tộc thiểu số lần thứ 4, năm 2016.

Hội diễn văn nghệ các dân tộc thiểu số lần thứ tư nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.
Đồng chí Hoàng Viết Đường nêu rõ: Hội diễn văn nghệ các dân tộc thiểu số lần thứ tư nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Hội diễn văn nghệ các dân tộc thiểu số lần thứ 4 năm 2016 nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An, nhất là văn hóa các dân tộc thiểu số ở vùng, khu vực biên giới, khu tái định cư của các thủy điện; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp với thuần phong dân tộc, có tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác…

Các tiết mục biểu diễn tại Hội diễn văn hóa văn nghệ dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2014 - Ảnh: Trần Hải
Các tiết mục biểu diễn tại Hội diễn văn hóa văn nghệ dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2014. Ảnh: Trần Hải

Hội diễn được tổ chức trong 3 ngày, từ 20/4-22/4/2016, với sự tham gia của các đội nghệ thuật quần chúng của 11 huyện, thị xã miền núi. Hội diễn gồm có 2 phần: Chương trình nghệ thuật quần chúng và thi nét đẹp các dân tộc thiểu số.

Mỗi huyện, thị sẽ chọn 2 thí sinh tham gia thi Nét đẹp các dân tộc thiểu số.
Mỗi huyện, thị sẽ chọn 2 thí sinh tham gia thi Nét đẹp các dân tộc thiểu số. Ảnh tư liệu

Ở nội dung thi Nét đẹp các dân tộc thiểu số, sẽ có chọn 22 nữ thí sinh (độ tuổi từ 18-25 tuổi, thuộc các dân tộc Thái, Thổ, Ơ Đu, Mông, Khơ Mú có hộ khẩu thường trú tại các huyện, thị xã miền núi) tham gia thi trình diễn trang phục truyền thống và trang phục tự chọn.

Đồng chí Trần Quốc Khánh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đề nghị Ban tổ chức làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về hội diễn, xem xét địa điểm tổ chức và nên thực hiện đêm công diễn tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Đồng chí Trần Quốc Khánh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Ban tổ chức làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về hội diễn, xem xét địa điểm tổ chức và nên thực hiện đêm công diễn tại Quảng trường Hồ Chí Minh.

Tại cuộc họp, đại diện Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện Hội diễn. Các thành viên Ban tổ chức đóng góp các ý kiến để hội diễn thành công. 

Kết luận cuộc họp, đồng chí Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các huyện, thị thực hiện tốt công tác tổ chức hội diễn ở địa phương để lựa chọn các tiết mục tham gia hội diễn cấp tỉnh; Ban tổ chức hội diễn thành lập ban giám khảo, xây dựng kế hoạch và tiêu chí thực hiện nhiệm vụ; Ban Dân tộc tỉnh làm tốt công tác dự toán kính phí đảm bảo thành công cho hội diễn./.

Thanh Sơn

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.