Cụ bà chuyên đi dự đám tang để kiểm ăn

Cụ bà người Anh không chỉ ăn no bụng ở tiệc buffet tại tang lễ mà còn lén mang đồ về cất tủ lạnh ăn dần.

Thói quen dự đám tang của bà Theresa Doyle, 65 tuổi, ở Slough, Anh gần đây đã trở thành câu chuyện được đăng tải trên nhiều tờ tin tức ở Anh. Hàng xóm và thân quyến của người đã mất, những người mà Doyle đến dự tang lễ suốt 14 năm qua, tố cáo bà xâm nhập vào giữa dòng người đau buồn chỉ để lấp đầy dạ dày của mình.

Doyle xuất hiện ở đám tang, giả vờ biết đến người đã khuất và đôi khi trò chuyện với bạn bè, gia đình, trước khi ăn buffet "như không có ngày mai". Bà thậm chí còn bị cáo buộc lấy cả thức ăn mang đi.

cu-ba-chuyen-du-dam-tang-de-duoc-an-uong-mien-phi

Bà Theresa Doyle đạp xe đi dự đám tang và mang thức ăn về cất ăn dần.

Một trong những hàng xóm của bà Doyle nói với tờ Daily Record: "Bà ấy rời khỏi nhà trong trang phục sáng màu thường ngày nhưng giấu vào giỏ xe đạp bộ đồ tang lễ màu đen mà bà sẽ thay khi đến nhà thờ. Khi đến đám tang, bà ấy lấy thức ăn và mang về nhà cho vào ngăn đá. Doyle đã làm việc này trong khoảng 14 năm ở toàn đám tang của những người xa lạ".

Margaret Whitehead, người vừa phải chôn con gái chết vì căn bệnh Addison, nói với các phóng viên rằng Doyle đã xuất hiện ở đám tang và tán gẫu với mọi người. Con gái của Margaret có rất nhiều bạn và đồng nghiệp, vì vậy Margaret chỉ cho rằng bà Doyle là một đồng nghiệp của con. Tuy nhiên, khi Margaret nói chuyện với Doyle, Doyle đã nói rằng bà ta quen với con gái của Margaret khi cả hai cùng làm bồi bàn. Trong khi đó, Margaret khẳng định con gái bà chưa bao giờ làm bồi bàn cả.

"Bà ấy ăn tiệc buffet như không có ngày mai. Vào cuối buổi lễ, bà lấy ra một chiếc hộp rồi nhồi nhét đầy thức ăn vào đó và cất vào trong giỏ xe đạp", người mẹ đau buồn vì vừa mất con gái cho biết. "Khi lễ đưa tang diễn ra vào buổi sáng bà ấy không có mặt, bà ấy chỉ có mặt vào buổi trưa khi đến giờ dùng bữa".

cu-ba-chuyen-du-dam-tang-de-duoc-an-uong-mien-phi-1

Nhà thờ địa phương nơi bà Doyle có mặt thường xuyên để 'ăn chực' ở đám tang.

Cha Noel Connolly ở nhà thờ Đấng Cứu Chuộc, nơi Doyle thường xuyên lui tới, nói rằng ông biết tất cả về Doyle. "Mỗi đám tang chúng tôi đều thấy bà ấy đến dù không có lời mời. Bà ấy là một phụ nữ Công giáo và bà ấy tin rằng cần phải tham dự càng nhiều thánh lễ càng tốt. Vì vậy, tôi không thể nói 'bà không thể đến đây'", cha Noel cho biết.

Khi được hỏi về việc tham dự tang lễ suốt 14 năm của mình, Doyle chỉ nói với các phóng viên rằng: "Đó là công việc của tôi".

"Khi có một người chết, bà ta đi đến tang lễ. Bà ta đi quanh góc lò hoả thiêu trong bộ váy đen. Khi nhận ra rằng không có chút thức ăn nào thì bà ta sẽ thay bộ váy đen và đạp xe bỏ đi. Chúng tôi đã hỏi tại sao bà ta làm việc này, nhưng bà ấy chẳng thèm trả lời", một trong những người hàng xóm của Doyle cho biết.

Theo ngoisao.net

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.