Sổ mũi ở trẻ, bố mẹ đừng coi thường.

Mọi trẻ em bị sổ mũi đều có nguy cơ viêm xoang và viêm ngay từ khi còn nhỏ. Viêm xoang ở trẻ lại có những biến chứng nguy hiểm gấp nhiều lần so với người lớn.

Sổ mũi là bệnh thường gặp và dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đối với phần lớn các trường hợp thì sổ mũi là biểu hiện thông thường của thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết đã trở nên độc hơn lẫn với những thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường. Do vậy, sổ mũi không còn là câu chuyện “thò lò mũi xanh” của những trẻ nhỏ xưa kia nữa.

Mặc dù vậy, nhiều gia đình hiện nay vẫn coi thường bệnh sổ mũi ở trẻ nhỏ. Chị Thuý (Hà Đông) cho biết con trai chị được gần 3 tuổi, thỉnh thoảng cháu bị sổ mũi nếu không kèm theo sốt và ho thì chị chỉ hút mũi cho con mà không sử dụng thuốc mem gì.

Tương tự, chị Linh (Thanh Xuân) cho biết sổ mũi ở người lớn thì có thể lo do viêm xoang, viêm mũi dị ứng chứ ở trẻ nhỏ thì chỉ là hiện tượng bình thường. Mỗi lần con chị sổ mũi, chồng chị đều nói “ngày xưa anh quệt mũi nẻ hết hai bên má mà đến bây giờ cũng chẳng bị làm sao” nên cả 2 vợ chồng thường chỉ dạy con hỉ mũi, có đôi lần bị lâu khỏi thì chị mua thuốc kháng sinh về cho con uống.

Theo khảo sát trên các diễn đàn dành cho cha mẹ thì việc chữa sỗ mũi cho trẻ thường tự phát hoặc làm theo cách dân gian, chữa khỏi lần này rồi lần sau lại áp dụng lại chứ không chữa dứt điểm.

Trên thực tế, sổ mũi ở trẻ được coi là một bệnh. Bệnh này có thể nói là nhẹ nếu chỉ đơn thuần là sổ mũi nhưng các biến chứng của nó thì lại rất tai hại như viêm VA, viêm xoang, viêm phế quản. Điều tai hại là các ông bố bà mẹ luôn có cách hiểu đơn giản: viêm VA thì cắt VA, viêm xoang thì chỉ có ở người lớn, viêm phế quản cũng không phải là một bệnh nặng. Đó là những suy nghĩ rất đáng lo ngại hiện nay.
 
Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi, khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương, nhiều người nghĩ bệnh xoang chỉ người lớn mới bị, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ từ 6 tuổi trở lên trong đó 50% số trẻ bị viêm xoang đều khởi đầu từ những biểu hiện như sổ mũi, cảm cúm thông thường do virus gây ra. Và cũng theo thạc sĩ Lợi, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như: áp xe mắt (có thể dẫn đến tử vong), viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm tai giữa...Trong đó, các biến chứng ở mắt là phổ biến. Mắt bị viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút.

Hiện nay, số lượng trẻ bị sổ mũi kéo dài, không chữa dứt điểm ngay từ nhỏ đều chuyển sang viêm xoang. Có những biểu hiện viêm xoang thông thường cũng làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh như đau đầu, khó tập trung trong công việc, giao tiếp không được tự tin … những biểu hiện đó ảnh hưởng tới sự nghiệp trong tương lai của trẻ.

Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần coi sổ mũi là một bệnh và chữa trị ngay từ lần đầu tiên trẻ gặp phải.

Dưới đây là các cách chữa dứt điểm sổ mũi ở trẻ ngay khi mới sinh:

- Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự tiện pha nước muối, tỏi để vệ sinh cho trẻ

- Mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, lông thú nhồi bông.

- Cho trẻ uống thuốc Cảm Xuyên Hương Yên Bái nay đã có dạng cốm dành riêng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi để điều trị tận gốc sổ mũi và giảm biến chứng viêm xoang. Theo đông y các triệu trứng nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi trong, ngạt mũi, có thể sốt nhẹ,...nguyên nhân là do phong hàn xâm phạm vào phần da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế kèm thêm vệ khí bị trở ngại. Để chữa sổ mũi có nhiều thuốc , các thuốc tân dược thường cho kết quả nhanh nhưng lại có tác dụng phụ độc trên gan không tốt cho trẻ. Còn trong đông y dùng các vị thuốc vị cay tính ấm nhằm phát tán phong hàn đưa tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi, chữa tận gốc căn nguyên của bệnh. Nên dự phòng trong nhà khoảng 3-5 hộp cốm cảm xuyên hương để khi thời tiết thay đổi, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi hoặc theo định kì thì cho trẻ uống. Cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của toa thuốc.

Theo Phụ nữ- MĐ

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.