Ăn ngao như thế nào để không bị ngộ độc?

Trên thực tế, ăn ngao có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm tảo độc làm mất trí nhớ, tiêu chảy, liệt cơ....
Sau khi ăn ngao, một số bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, suy hô hấp...  Đó là dấu hiệu bị ngộ độc do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có trong ngao gây ra. Loại vi khuẩn này vẫn còn khả năng sống khi ngao được chế biến chưa chín kỹ.
Trước đây, Vibrio được xem là gây ngộ độc nhẹ, không nguy hiểm nhưng gần đây các nhà khoa học nhận thấy chúng gây ngộ độc tăng vọt và có chiều hướng làm bệnh nặng hơn.
Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn trên, ngao còn có thể gây ngộ độc vì chứa tảo biển. Không phải trong ngao lúc nào cũng có tảo nhưng nếu chúng được nuôi ở vùng biển vào mùa có xuất hiện tảo thì nguy cơ ngộ độc rất cao.
 
TS. Nguyễn Tử Cương, Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ và Dịch vụ thủy sản Việt Nam cho biết: Tảo biển có 75 loài, trong đó có tới 38 loài chứa độc tố. Ngao sò là loài hai mảnh nên có nguy cơ nhiễm tảo cao nhất trong các loại hải sản.
Ngao hút nước, ngậm ép để nước lọt qua, và giữ lại các chất cặn bã - phù du, trong đó có tảo. Tảo chứa chất độc sẽ không thoát ra được,sẽ được tích lũy trong thịt ngao, đặc biệt là ruột của chúng. Nếu ăn phải nhuyễn thể có hàm lượng độc tố cao, sẽ gây nguy hiểm, thậm chí mất mạng nhanh chóng.
Vùng biển của nước ta có những đợt thấy tảo xuất hiện tảo vượt quá giới hạn nhiều lần. Khi có những thông tin như vậy, các nhà chuyên môn thường yêu cầu người dân ngừng thu hoạch ngao. Nhưng không phải người dân nào nắm bắt và thực hiện đúng theo các khuyến cáo.
Nhận dạng dấu hiệu ngộ độc tảo
Trong 38 loài tảo chứa độc tố thì độc tố nguy hại nhất có thể có chứa trong ngao sò đối với con người là: DSP, PSP, ASP và NPS.
DSP là độc tố gây tiêu chảy, sinh ra do ngao ăn phải tảo độc nhóm Dinoflagellate gây tiêu chảy cấp sau 30 phút đến vài giờ sau khi ăn. Loài này chỉ gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nếu điều trị kịp thời sau 3-4 ngày sẽ khỏi.
PSP là độc tố có thể gây bại liệt, xuất hiện ra 30 phút sau khi ăn với các triệu chứng: cảm giác tê ở môi, cổ, mặt, cùng cảm thấy như có kiến bò trong các ngón tay và ngón chân., nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn. Người bệnh nói năng không còn mạch lạc, mạch đập nhanh, thở khó…
ASP và NSP là các độc tố có thể gây nhũn não, gây mất trí nhớ. Các triệu chứng ban đầu là, sau khi gây buồn nôn, tiêu chảy bắt đầu tác động đến dạ dày, thần kinh gây hoa mắt, choáng ngất, nồng độ cao sẽ phá hủy tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ và tử vong.
Để ăn ngao ngon miệng mà an toàn
 
Để tránh nhiễm các loại khuẩn và tảo độc, bạn nên mua ngao ở những nơi bán quen biết, lấy từ nguồn tin cậy. Khi có những thông tin tảo xuất hiện ở vùng biển, bạn nên xem xét lại nguồn cung ứng ngao, xem ngao có phải đến từ vùng biển đó không, có được kiểm tra không.
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn Samonella, Vibrio parahaemolyticus, bạn cần nấu chín kỹ ngao.
Nhiệt độ cao không phá hủy được độc tố từ tảo. Nếu bạn ăn với lượng ít chúng có thể tích lũy trong cơ thể. Do đó, các chuyên gia đều khuyên, người dân phải thường xuyên cập nhật thông tin báo hiệu tảo độc, nếu thấy xuất hiện thì tạm ngừng ăn các loại nhuyễn thể này.
Theo suckhoegiadinh.com.vn

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.