Bài thuốc dân gian "khắc tinh" của bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh mạn tính thường gặp, ở giai đoạn nhẹ chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc dân gian với những nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ mà hiệu quả lại khá tốt.
Trĩ được phân ra 2 loại là trĩ ngoại và trĩ nội tùy theo tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Tuy không thật sự nguy hiểm nhưng bệnh thường gây cảm giác bứt rứt khó chịu, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.
Theo Đông y, nguyên nhân là do tạng phế và và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra.
Việc ăn uống không điều độ, dùng nhiều rượu, ăn nhiều chất béo, ngồi lâu, ít vân động cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. 
 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tùy theo mức độ bệnh mà có cách điều trị khác nhau, nhưng nếu ở giai đoạn nhẹ chúng ta có thể sử dụng một vài bài thuốc dân gian sau:
Thuốc xông và rửa bệnh trĩ
Bài 1: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.
Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộc quả 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.
Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.
Bài 4: Chúng ta có thể dùng nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ. Hoặc diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng để đắp.
Bài 5: Lá thiên lý non 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300 ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.
Thuốc uống chữa bệnh trĩ nội
Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.
Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 1 g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.
Thuốc uống chữa bệnh trĩ ngoại
Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Một vài món ăn chữa bệnh trĩ
Sung: 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng gấp đôi liều dùng). Đồng thời, dùng nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ; dùng lá sung nấu lấy nước, bệnh nhân ngồi vào chậu nước này để ngâm lúc còn ấm rồi rửa sạch, lau khô. Bài này có tác dụng tiêu thũng, giảm đau, thích hợp với bệnh nhân trĩ sưng đau, ra máu.
Mã thầy tươi: 500g, rửa sạch, cho thêm 90g đường và lượng nước vừa phải, đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái, liên tục trong 3 ngày.
Lươn: 250g, làm sạch nhớt, mổ bỏ nội tạng, cho rượu, giấm và các gia vị vào nấu thành món ăn, thích hợp với bệnh nhân trĩ ra máu, thoát giang do khí hư suy.
Theo   Sức khỏe và đời sống

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.