5 loại nước ép trái cây không nên uống khi dùng thuốc

Nếu bạn có thói quen uống thuốc chung với nước ép trái cây hoặc ngay trước hay sau khi uống nước ép, thuốc có thể tạo các phản ứng phụ khó ngờ.

1. Nước ép bưởi

Loại nước này sẽ phản ứng với hơn 40 loại thuốc khác nhau, bạn có thể sẽ chịu nhiều loại phản ứng phụ sau khi dùng thuốc. Bạn nên tránh uống nước ép bưởi vào bữa sáng hoặc với thuốc nếu bạn có cholesterol cao, cao huyết áp hoặc loạn nhịp tim.

2. Nước ép việt quất

Nếu bạn đang uống warfarin, một loại thuốc chống đông máu dùng để chữa đau tim, đột quỵ, máu đông…, bạn nên tránh uống nước ép việt quất.

Nghiên cứu cho thấy nước ép này chứa các chất flavonoid và hợp chất có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa warfarin và tác dụng chống đông của nó.

Nước ép táo có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc. Hình minh họa.
Nước ép táo có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc

3. Nước ép táo

Vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước ép táo có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, đặc biệt là warfarin. Bệnh nhân đang phải hóa trị hoặc uống Atenolol, một loại thuốc chống cao huyết áp, cũng nên tránh uống nước ép táo và bưởi.

4. Nước ép dứa

Nếu bạn đang dùng thuốc trị loãng máu, nên tránh nước ép dứa. Dứa chứa chất là bromelain có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của thuốc.

Ngoài ra, chất này còn phản ứng với kháng sinh và thuốc an thần như benzodiazepine trị chứng lo âu. Nếu bạn đang bị nhiễm khuẩn hoặc đang dùng thuốc điều trị trầm cảm, nên tránh dứa.

Nếu bạn đang uống thuốc, không nên dùng chung với nước cam ép. Hình minh họa.
Nếu bạn đang uống thuốc, không nên dùng chung với nước cam ép

5. Nước cam ép

Nghiên cứu cho thấy các loại nước ép từ trái cây họ cam chanh có thể làm thuốc giảm tác dụng và người đang uống thuốc không nên dùng chúng. Nước cam đặc biệt sẽ làm giảm đáng kể tác dụng của thuốc ngăn chặn beta.

Theo Tri thức trẻ

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.