Nấm hương - món ăn giàu dược tính

Nấm hương giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt, nhưng lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 50 gram.

Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm), đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm.
Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm), đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm.

Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê...

Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.

Được đánh giá là món ăn giàu dược tính, trong đó nấm hương được đánh giá nổi bật qua các công dụng sau.

Bổ sung sắt cho cơ thể

Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm.

Giải độc và bảo vệ gan

Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

Nấm hương được đánh giá là món ăn giàu dược tính.
Nấm hương được đánh giá là món ăn giàu dược tính.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá...

Vì vậy, đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...

Phòng ung thư

Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC - một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, và ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Trước đó, giáo sư Smith từng công bố kết quả nghiên cứu trên loài chuột rằng, AHCC có thể loại bỏ virus HPV trong vòng 90 ngày, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát triển khối u cổ tử cung.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nấm hương được chú ý ngày càng nhiều hơn.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nấm hương được chú ý ngày càng nhiều hơn.

Để phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả có thể dùng bài thuốc từ nấm như kết hợp nấm hương khô cùng với mộc nhĩ đen, hải sâm, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Bài thuốc này có tác dụng  ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày

Bổ thận tráng dương

Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả.

Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.

Nấm hương dùng để chế biến món ăn và trị bệnh.
Nấm hương dùng để chế biến món ăn và trị bệnh.

Phương này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.

Cách chọn nấm hương ngon, an toàn

 Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan.

Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu.

Lưu ý: Tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.

Theo Zing

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?