Trời lạnh, trẻ bị ho có cần kiêng thịt bò?

Một số ý kiến cho rằng, khi trẻ bị ho cần phải kiêng kị rất nhiều thực phẩm, trong đó có cả những thực phẩm quen thuộc như thịt bò, cam, quýt, chuối…

Trẻ ho, sổ mũi khi thời tiết trở lạnh là nỗi ám ảnh thường trực của các bậc cha mẹ. Ngoài việc cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để uống thuốc điều trị thì các bà mẹ được truyền tai nhau phải kiêng và không được cho trẻ ăn rất nhiều thực phẩm như tôm, cua, cá, thịt bò, những thực phẩm giàu dinh dưỡng và các loại quả như cam, quýt, chuối…

Tuy nhiên, tính xác thực của thông tin này như thế nào lại là việc mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Bởi nếu không cẩn thận, việc kiêng kem quá đáng có thể gây nên những hệ lụy khác cho sức khỏe của trẻ. Rất nhiều bệnh phát khởi là do cơ thể bị thiếu vi chất quan trọng trong thời gian quá dài.

Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực tế thì không cần phải kiêng quá nhiều thứ thực phẩm như vậy. Bởi nếu kiêng quá trẻ sẽ không đảm bảo đủ dinh dưỡng làm cho sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu đi và bệnh sẽ trở nên nặng thêm.

Các chuyên gia y tế cho rằng, những thực phẩm lý tưởng khi trẻ đang bị ho là những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…

Trẻ bị ho không cần phải kiêng thịt bò. Ảnh minh họa
Trẻ bị ho không cần phải kiêng thịt bò. Ảnh minh họa

Để dễ hình dung, các phụ huynh nên lưu ý những nhóm thực phẩm nên dùng khi trẻ bị ho như sau:

- Các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ là những thực phẩm rất tốt cho trẻ khi trẻ bị ho. Có thông tin cho rằng khi ho ăn thịt bò sẽ càng thêm ho là những thông tin không được kiểm chứng và không đáng tin cậy.

- Một số bài viết cũng cho rằng khi trẻ bị ho cần phải kiêng ăn cam, quýt, chuối…cũng không đúng. Thực chất thì những thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.

Mặc dù không cần kiêng ăn cam quýt nhưng các bà mẹ nên lưu ý là không nên cho trẻ uống nước cam gần với bữa sữa trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hai thực phẩm này kị nhau nên nếu uống chung hoặc uống quá gần bữa nhau sẽ khiến trẻ bị nôn trớ.

- Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.

- Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong - chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.

- Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).

- Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.

- Nước đu đủ hiệu quả trong điều trị ho: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

- Trẻ bị ho điều trị bằng nước lá mơ lông: lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

- Nước hoa cúc vạn thọ điều trị ho ở trẻ em: hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

- Trẻ bị ho nên trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

- Cháo tía tô cũng có tác dụng điều trị ho: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.

- Trẻ ho nhiều có thể Nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt nôn. Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng 8 - 10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn một lần.

- Tuyệt đối không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống, dẫn đến sặc, hóc dị vật và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo Gia đình.net

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.