Nhận biết và xử lý khi mắc quai bị

Ngoài triệu chứng sưng vùng mang tai, người bệnh có thể sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn ói.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh quai bị, còn gọi viêm tuyến nước bọt mang tai là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị. Bệnh lây qua đường hô hấp, xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa đông xuân. Bệnh hay gặp ở tuổi học đường và thành dịch tại các trường học, đơn vị tân binh… Trẻ dưới 2 tuổi và người già ít khi bị bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền và hiếm khi tái phát.

Bệnh dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, trước đó 1-2 ngày một số trường hợp có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường nhưng hôm sau đã sưng to. Có trường hợp sưng một bên sau đó vài ngày sưng sang bên kia. 

Người bệnh có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói. Đa số trường hợp thường sốt rất nhẹ và kéo dài một đến 2 ngày. Thông thường trẻ lớn hay người lớn triệu chứng thường nặng hơn trẻ nhỏ. Bệnh sẽ tự khỏi dần sau một tuần đến 10 ngày nếu không có biến chứng. 

Biểu hiện thường gặp của bệnh quai bị là sưng tuyến mang tai. Ảnh: cdc.
Biểu hiện thường gặp của bệnh quai bị là sưng tuyến mang tai. Ảnh: cdc.

Theo bác sĩ Phạm Đặng Đăng Khoa, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, một số biến chứng có thể gặp là tổn thương thần kinh, viêm não hay viêm màng não, điếc, giảm thị lực. Một biến chứng gây lo lắng cho phụ huynh là viêm tinh hoàn ở bé trai hay viêm buồng trứng ở trẻ gái, một vài trường hợp dẫn đến vô sinh. Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau, nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.

Phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể sẩy thai hoặc sinh con dị tật, bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Vài biến chứng khác là viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác gây giảm thị lực tạm thời, viêm phổi, tổn thương gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu...

Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não... 

Trường hợp quai bị không biến chứng, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà:

- Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol.

Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.

Nghỉ ngơi, có thể chườm lạnh trên vùng má bị sưng đau.

Đưa đến bệnh viện khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện nặng, bất thường.

Phòng bệnh quai bị bằng cách hạn chế tiếp xúc, không sử dụng chung đồ dùng với người bị quai bị. Tiêm văcxin cho trẻ từ 12 tháng tuổi và tiêm nhắc theo chỉ định. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ tư vấn về thời gian được phép mang thai sau khi tiêm văcxin phòng bệnh quai bị. Người bệnh cần nghỉ tại nhà để cách ly khoảng 10 ngày, tránh lây lan cho người khác.

Theo VNE

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.