10 loại thảo mộc mạnh hơn cả thuốc kháng sinh

Nhiều loại thảo mộc tự nhiên và gia vị có đặc tính kháng sinh mạnh hơn nhiều loại thuốc. Việc sử dụng kháng sinh tự nhiên sẽ giúp giảm nguy cơ kháng kháng sinh và giúp điều trị nhiễm trùng nhẹ.

Dưới đây là 10 loại kháng sinh tự nhiên mạnh nhất mà bạn nên tận dụng để phòng và trị bệnh:

1. Chiết xuất hành tây

Hành tây được coi là một loại kháng sinh mạnh, có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, giúp các vết thương và vết bỏng mau lành. Chiết xuất hành tây có tính kháng khuẩn chống nấm hiệu quả.

thuốc kháng sinh, cây gia vị, kháng sinh tự nhiên, kháng kháng sinh
Hành tây có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Trong hành tây có allicin - một hợp chất lưu huỳnh tạo nên mùi hăng, cùng các dưỡng chất khác như vitamin C, a xít amin cystein và các chất chống oxy hóa khác giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

2. Ớt habanero

Theo khoa học, loại ớt này có thể ức chế bốn loại khác nhau của các vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm. Chúng chứa nhiều hợp chất capsaicin giúp lưu thông khí huyết, thông tắc khi bị viêm xoang và chống các loại virut gây cảm cúm rất hữu hiệu.

3. Chiết xuất gừng

Nghiên cứu cho thấy gừng có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh tật hữu hiệu. Trong thực tế, có bằng chứng cho thấy gừng thậm chí còn mạnh hơn một số loại thuốc kháng sinh.

4. Dấm táo 

Dấm táo có chứa một hợp chất gọi là axit malic - nó là một chất kháng khuẩn, chống nấm và chống virus cực mạnh. Bạn có thể sử dụng dấm táo để điều trị nhiễm khuẩn nhẹ.

5. Rễ cải ngựa

thuốc kháng sinh, cây gia vị, kháng sinh tự nhiên, kháng kháng sinh
Cải ngựa có lợi cho người bị viêm phế quản.

Trong một nghiên cứu với mục đích so sánh hiệu quả của cải ngựa chống lại kháng sinh chuẩn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cải ngựa có lợi cho người bị viêm phế quản, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Nghệ

Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm rất tốt. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh nên kháng viêm, tẩy trừ các gốc tự do, tái tạo tế bào nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy rằng dầu nghệ có thể điều trị nhiễm trùng khi áp dụng trong 7 ngày.

7. Mật ong nguyên chất

Chúng ta đều biết rằng mật ong nguyên chất có thể được sử dụng để điều trị ho và nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này là do tính chất kháng khuẩn mạnh của nó. Trong thực tế nghiên cứu này cho thấy, mật ong nguyên chất có hoạt tính kháng khuẩn tương tự như thuốc kháng sinh.

8. Tinh dầu Oregano (kinh giới dại)

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu oregano có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh chống lại vi khuẩn. Chúng có chứa dầu pinen, carvacrol, limonene, thymol, ocimene và caryophyllene có đặc tính kháng khuẩn mạnh, tăng cường tiêu hóa, chống co thắt, long đờm, các bệnh truyền nhiễm.

Lá oregano còn được dùng để làm thuốc điều trị đau bụng kinh, huyết áp, kiểm soát nhịp tim, cúm, cảm lạnh, sốt nhẹ, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

9. Chiết xuất tỏi

Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, nghẹt mũi, đầy hơi chướng bụng… Ngày nay, tỏi được sử dụng nhiều trong y học và nó là một chất kháng sinh tự nhiên tuyệt vời. Chất allicin có trong tỏi chưa chế biến có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài ra…

10. Chiết xuất từ rễ Echinacea (cúc dại)

Được xem là chất kháng sinh tự nhiên hàng đầu thế giới, thảo dược này được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm, viêm họng, ho kéo dài… và nó cũng giúp điều trị nhiễm nấm và vi khuẩn.

Theo vietnamnet

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.