Chỉ dùng sữa hạt có thể khiến trẻ bị còi xương

Việc cắt hoàn toàn sữa bò, thay thế bằng sữa hạt có thể khiến trẻ bị thiếu chất, còi xương.

Trào lưu cho con dùng sữa các loại hạt thay thế sữa có nguồn gốc từ động vật đang được các mẹ coi là bí quyết “thần thánh” nuôi con khỏe mạnh, an toàn mà không biết rằng thức uống này cũng cần lưu ý khi dùng.

Trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh cho rằng uống sữa hạt, trẻ vẫn có đủ chất và dinh dưỡng phát triển. Lo sợ vì sự nguy hiểm của sữa bò, không ít gia đình đã chuyển hoàn toàn sang dùng sữa hạt.

Sữa hạt có nguồn gốc từ các loại hạt, ngũ cốc. Ảnh: Organicfacts.
Sữa hạt có nguồn gốc từ các loại hạt, ngũ cốc. 

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng Quốc gia), cho hay sữa các loại hạt không thể coi là sữa. Đây chỉ được coi sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Sữa được xem là dịch tiết của động vật có vú và có thành phần đạm đủ tiêu chuẩn.

Thức uống chế biến từ các loại hạt được chia làm hai nhóm chính: nhóm hạt giàu chất béo và đạm (hạnh nhân, óc chó, các hạt đậu), nhóm làm từ các loại hạt ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, khoai lang, ngô…).

“Dù các loại hạt rất giàu chất đạm và béo nhưng đều là những dưỡng chất có nguồn gốc thực vật, thường không có sự cân đối axit amin. Trẻ nhỏ nếu chỉ ăn sữa hạt sẽ bị thiếu sắt, kẽm và những axit amin thiết yếu do các vi chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật thường khó hấp thu.

Uống nhiều sữa hạt còn dẫn tới ức chế hấp thu sắt do quá nhiều thức ăn thực vật. Trong các loại hạt có nhiều canxi nhưng canxi thực vật khó hấp thu nên trẻ dùng thường xuyên có thể bị còi xương. Trẻ uống sữa hạt vẫn lên cân tốt và béo khỏe thường là những đứa trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, tức sữa hạt chỉ là thức ăn bổ sung”, bác sĩ Lê Thị Hải nói.

Thậm chí, theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu dùng sữa hạt không đúng với độ tuổi của trẻ còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Không ít trường hợp cả mẹ và con tới khám dinh dưỡng trong tình trạng suy dinh dưỡng, da xanh xao do chỉ uống sữa yến mạch và gạo lứt xay. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện cả hai mẹ con đều bị thiếu hàng loạt các vi chất dinh dưỡng.

“Nếu dùng thứ dung dịch các mẹ gọi là sữa hạt thay thế sữa động vật, đứa trẻ sẽ có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Trẻ có thể biếng ăn, mệt mỏi do thiếu máu, hay ốm vặt. Chỉ dùng sữa hạt cho trẻ sẽ không khác gì bắt trẻ ăn chay”, bác sĩ Hải cho biết.

Ngoài ra, nhiều người tẩy chay sữa bò vì sợ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng mà không biết rằng việc sử dụng sữa hạt cũng có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản chống mốc, mối mọt.

Bác sĩ Lê Thị Hải cũng cho biết thêm để trẻ phát triển khỏe mạnh cần phải ăn cân đối đạm động vật và thực vật. Đạm động vật phải chiếm 2/3 chế độ ăn. 

Bố mẹ chỉ nên dùng sữa hạt cho trẻ trên một tuổi với mục đích bổ sung thêm dinh dưỡng. Trong khi dùng sữa hạt, trẻ vẫn phải ăn đầy đủ thức ăn có nguồn gốc đạm động vật (thịt, cá, trứng).

Theo Zing

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.