Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường bị nhầm là lão hóa

Dưới đây là 5 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường nhiều người nhầm lẫn chỉ là dấu hiệu lão hóa, theo everdayhealth.

Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

Vẫn cảm thấy khỏe

Theo Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ, năm 2012, 29,1 triệu người Mỹ bị tiểu đường; trong số này, có 8,1 triệu người chưa được chẩn đoán, có nghĩa là họ không biết họ bị bệnh.

Những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất. Melissa Joy Dobbins, nhà dinh dưỡng và nhà giáo dục về bệnh tiểu đường và người phát ngôn của Hiệp hội Các nhà giáo dục tiểu đường Mỹ, cho biết: "Rất nhiều người mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường trong một thời gian trước khi được chẩn đoán. Vì bệnh tiểu đường là một tình trạng tiến triển rất nhanh, bạn có thể cảm thấy hoàn hảo mặc dù đang mắc bệnh tiểu đường”.

Mất thính giác hoặc thị lực mờ

Khi mọi người cảm thấy khó khăn hơn trong việc nghe rõ, hoặc thị lực càng không tập trung khi đọc, họ có thể nghĩ đơn giản đó là dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nghe kém gấp hai lần so với những người không mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường làm hại mạch máu và dây thần kinh, bao gồm cả những dây thần kinh và mạch máu ở tai và mắt. Dobbins cho biết: "Khi lượng đường huyết cao hơn mức bình thường, nó sẽ ảnh hưởng lưu thông. Mắt có vấn đề vì lượng đường huyết thay đổi hình dạng của thủy tinh thể, cấu trúc trong mắt. Ngoài bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc cũng có thể ảnh hưởng đến thị giác.

Năng lượng thấp và cáu kỉnh

Người cao tuổi có thể thiếu năng lượng khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc cáu kỉnh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm họ kiệt sức và ảnh hưởng cảm xúc. Với bệnh tiểu đường, glucose (đường) tích tụ trong lưu thông máu trước khi được tiết ra trong nước tiểu mà không vận chuyển đến các tế bào để có năng lượng. Khi điều này xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đói, chậm chạp và năng lượng thấp, bởi vì con đường nhiên liệu không hoạt động đúng cách.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2016 trên tạp chí PLoS One cho thấy các yếu tố khác - như trầm cảm, cao huyết áp, kiểm soát đường huyết, viêm và các vấn đề về chuyển hóa và tim khác ở người lớn tuổi - liên quan nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thường xuyên đi tiểu và cực kỳ khát

Người ta có thể đi tiểu nhiều hơn khi họ già đi, và bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết ở trong máu thay vì đi vào các tế bào của cơ thể. Cách duy nhất để lấy đường ra khỏi cơ thể là làm sạch nó qua nước tiểu, nên làm mất nước và gây khát.

Những người bị bệnh tiểu đường thường cố gắng làm dịu cơn khát bằng cách uống nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác, và điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn. Nồng độ đường huyết cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thận và vi mạch.

Sụt cân không giải thích

Sụt cân có thể là do lão hóa, nhưng bất kỳ loại sụt cân nào không giải thích được - nếu không cố gắng giảm cân - thực sự cần kiểm tra lại. Những người bị tiểu đường không kiểm soát được có xu hướng sụt cân vì không có đủ lượng nhiên liệu từ thực phẩm họ đang ăn.

Theo TNO 

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?