3 lưu ý trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước

(Baonghean.vn) - Nếu không nằm lòng 3 lưu ý sau thì chính người cứu cũng có thể trở thành nạn nhân, kể cả khi bạn bơi giỏi.

Trong trường hợp gặp một người bị đuối nước, chắc ai cũng hiểu việc cứu người là khẩn cấp như thế nào. Tuy nhiên, nếu không nằm lòng 3 lưu ý sau thì chính người cứu cũng có thể trở thành nạn nhân, kể cả khi bạn bơi giỏi.

Để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, hãy đảm bảo bản thân phải ghi nhớ những điều sau đây trước khi quyết định nhảy xuống cứu người:

1. Nhận dạng người đang đuối nước

 

Thông thường, một người bị đuối nước bắt đầu chìm trong vòng 20s - 60s, nên nhận ra càng sớm, cơ hội cứu người càng cao. Dấu hiệu người đuối nước: Đầu tiên, đầu của họ ngửa ra sau, nhưng liên tục chìm rồi nổi, thân thể lại chỉ ở yên một chỗ, không hề di chuyển. 

Miệng bị nước vào liên tục, hoặc chỉ hé được một chút bên trên mặt nước. Ngoài ra, người đó sẽ trông rất khổ sở, nhưng không hề kêu cứu, vì có thể chẳng đủ oxy mà làm chuyện đó.

2. Kêu cứu, ưu tiên sử dụng các vật cứu hộ

Sau khi biết có người đang đuối nước, việc đầu tiên bạn cần làm là tri hô. Bởi mọi sự hỗ trợ lúc này đều đáng quý.

Tiếp theo, hãy tìm các vật dụng hỗ trợ xung quanh. Tại các bể bơi hay bãi biển đều sẽ có dụng cụ cứu hộ nằm rải rác như phao, dây kéo... Nếu như nạn nhân còn ý thức và ở gần bờ, hãy lôi kéo sự chú ý của họ và ném ra một đoạn dây, hoặc dùng một cành cây dài để họ bám vào và kéo lên.

Nếu nạn nhân ở xa bờ, bạn có thể sử dụng dây thừng dài. Hãy cuộn dây lại thành một vòng cứng rồi ném về phía nạn nhân (nhớ cầm lại một đầu). Lý tưởng nhất là nhắm ném vượt qua nạn nhân rồi thu dây gần về phía họ.

 
3. Nhảy xuống cứu người 

Trong trường hợp nạn nhân ở quá xa, không có bất kỳ vật dụng nào với đến được, hoặc quăng dây và phao nhiều lần mà nạn nhân không bắt được thì đó là lúc bạn cần phải nhảy xuống nước. Nhưng tất nhiên chẳng thể nhảy bừa, mà phải có sự chuẩn bị.

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn có khả năng bơi, và phải là bơi giỏi. Người bơi giỏi chưa chắc đã cứu được người, nhưng người bơi kém hoặc không biết bơi nhảy xuống chỉ làm tăng số nạn nhân lên mà thôi.

Tiếp theo, tuyệt đối tránh "tay không nhảy xuống nước". Hãy cầm theo một vật có thể nổi được, có thể là trái bóng, lốp xe... chứ không nhất thiết phải là phao. Hoặc bạn phải cầm theo một sợi dây, với một đầu do người trên bờ cầm, hoặc được buộc cố định vào gốc cây.

Khi đã cầm trong tay vật hỗ trợ, hãy bơi về phía nạn nhân, hướng dẫn nạn nhân bám vào vật để nổi, sau đó bơi về gần bờ hoặc ra hiệu cho người trên bờ kéo về. Tuy nhiên có một điều tuyệt đối phải ghi nhớ: Phải tiếp cận nạn nhân từ sau lưng. 

 

Người bị đuối nước lúc đó đang rơi vào trạng thái hoảng loạn, và họ sẽ làm mọi cách để nổi lên, kể cả việc dìm luôn người cứu xuống. Đa số trường hợp người cứu trở thành nạn nhân tiếp theo cũng vì hiện tượng này.

Đặc biệt trong trường hợp không có vật hỗ trợ, bạn càng phải chắc chắn rằng mình đã tiếp cận nạn nhân đúng hướng. Sau đó, ôm nạn nhân từ phía sau và kéo về gần bờ.

Trong trường hợp nạn nhân đã đuối sức và chìm hẳn trong nước, hãy tiếp cận nạn nhân từ phía dưới. Tóm vào nách nạn nhân, kéo đầu lên khỏi mặt nước và bắt đầu bơi về bờ.

Cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước

Sau khi đưa nạn nhân lên bờ thành công, bạn cần đánh giá tình hình lại một lần nữa. 

Nếu như nạn nhân còn ý thức, hãy làm ấm cơ thể họ bằng vải khô. 

Nếu nạn nhân bất tỉnh và không còn thở, hãy ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo và hồi sức tim phổi (CPR). Trong lúc ấy, những người xung quanh cần gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập (nhưng có thể gây ra thương tổn nguy hiểm). 

Không được hô hấp nhân tạo nếu:

Tim nạn nhân ngừng đập.

Bạn không biết cách hô hấp nhân tạo.  

Cách hô hấp nhân tạo

Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.

Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

3 lưu ý trước khi nhảy xuống cứu người đuối nước ảnh 4

Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hoa Lê

(Tổng hợp) 

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.