9 dấu hiệu ở móng tay cảnh báo vấn đề sức khỏe

Màu sắc hoặc cấu trúc móng tay thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta đang gặp vấn đề.

Theo tiến sĩ Amy Derick, giảng viên lâm sàng của khoa da liễu, Đại học Northwestern, Mỹ, có khoảng 30 dấu hiệu trên móng tay có liên quan đến vấn đề sức khỏe. Dưới đây là 9 trong số những bệnh mà bạn có thể dễ dàng chuẩn đoán thông qua sự thay đổi bất thường trên móng tay của mình.

benh-mong-tay
 

1. Móng tay “xuất hiện ổ gà”

Móng tay xuất hiện nhiều lỗ nhỏ, lõm xuống trên bề mặt là biểu hiện thường gặp của bệnh vảy nến. Móng lõm cũng có thể gặp ở bệnh khác như hội chứng Reiter (viêm khớp phản ứng), bệnh rụng tóc từng vùng (alopecia areata). Đã có tới 30 -40% bệnh nhân bị vảy nến phát hiện ra bệnh dựa vào biểu hiện ở móng tay và chân.

2. Móng tay dùi trống

Đó là khi đầu ngón tay hoặc móng tay bị lồi ra và to lên giống như chiếc dùi trống. Đây là biểu hiện của bệnh thiếu oxy máu mạn tính kéo dài nhiều năm, hoặc các bệnh toàn thân như tim mạch, phổi mạn tính, gan, viêm ruột, AIDS…

 

3. Móng tay thay đổi màu sắc bất thường

Theo nguyên tắc y học Trung Hoa, những người có sức khỏe bình thường thì móng tay phải có màu vàng nhạt, sáng bóng và mịn màng.

Móng vàng: Tình trạng này do thiếu lớp biểu bì da làm móng bị mỏng, phát triển chậm và chuyển màu vàng. Đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn, tắc mạch bạch huyết, nấm móng, vàng da do viêm gan, nhiễm trùng xoang, vấn đề với tuyến giáp…

Móng trắng: Tình trạng móng tay hoặc chân bị trắng hoàn toàn chỉ trừ đầu móng rất hay gặp ở người già, hoặc người mắc bệnh lý tim mạch, gan, thận, đái tháo đường.

Móng tay màu xanh-đen: nhiễm vi khuẩn dưới móng

Móng tay hơi xanh hoặc tím: cơ thể đang thiếu oxy

Móng tay màu xám: phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc

Móng tay nâu: bệnh ở tuyến giáp hoặc suy dinh dưỡng. Móng tay trên màu nâu dưới màu trắng là dấu hiệu của suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau khi hóa trị.

 

4. Móng gãy

Dấu hiệu này cảnh báo sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, hay là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa, sơn móng, đặc biệt ở phụ nữ. Đôi khi nó là biểu hiện của bệnh đái tháo đường, bệnh lý mạch máu ngoại biên, sởi, quai bị, thiếu kẽm nặng, viêm phổi, bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp…. Số ít trường hợp móng giòn gãy là dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng, là một dạng đau đớn của viêm khớp.

5. Móng tay hình thìa

Là hiện tượng móng bị mềm và biến dạng như hình chiếc thìa. Nặng nhất là lõm đến chứa được giọt nước. Biểu hiện này thường thấy ở người thiếu máu trầm trọng, bệnh ở gan như ứ sắt (cơ thể hấp thu lượng sắt quá mức trong thức ăn, dẫn đến tình trạng ứ sắt tại các mô, trong đó có gan và tim). Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của các bệnh lý khác như tim mạch hoặc suy tuyến giáp.

6. Móng lung lay

Móng tay và chân dễ bị bong tróc, lỏng lẻo và dễ lung lay. Tình trạng này có thể do bạn bị chấn thương vật lý hoặc nhiễm trùng. Móng lung lay cũng gặp ở bệnh nhân dị ứng thuốc, vảy nến, bệnh tuyến giáp, tuần hoàn kém và dùng nhiều hóa chất làm dẹp.

7. Móng tay dày lên

Móng tay dày lên bất thường cho thấy cơ thể bị vảy nến, viêm khớp phản ứng hay nấm móng. Móng tay dày lên lại có màu vàng lại mọc chậm có thể là biểu hiện bệnh phổi.

8. Sọc đen chạy xuống móng

Cảnh báo bệnh ung thư da, được gọi là khối u ác tính subungual. Loại ung thư này chỉ ảnh hưởng đến một móng tay.

9. Vệt nhỏ màu đỏ hoặc nâu dưới móng

Hiện tượng xảy ra do mạch máu dưới da bị tổn thương nhẹ hay còn được gọi là xuất huyết splinter. Nếu chỉ 1 vài móng tay bị như vậy, bạn cũng chưa cần lo lắng vội. Nhưng nếu nhiều móng tay bị ảnh hường cùng lúc có thể báo hiệu một bệnh tiềm ẩn.

Theo VTC

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.