Vì sao ngủ dậy hay bị tê buốt tay?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ngủ dậy tay bị tê như kim châm hoặc cánh tay không hề có cảm giác gì? Hãy cùng khám phá chuyện gì đã xảy ra trong lúc chúng ta ngủ nhé.

Thoạt đầu, chân tay mất cảm giác sau đó như bị kim châm. Theo Dyck, nhà nghiên cứu thần kinh học thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ), đây là hiện tượng khá phổ biến. Và đây là ví dụ hay ho về cách cơ thể tự bảo vệ thậm chí trong khi bị tê liệt giấc ngủ hay còn gọi là hiện tượng bóng đè.

Dyck giải thích rằng có một quan niệm sai lầm phổ biến là cảm giác kiến bò, tê tê và tê liệt là do thiếu máu đến các dây thần kinh. Thực ra, khi dây thần kinh bị nén, đè lên và bị ép sẽ gây ra những triệu chứng này. Chúng ta có một số loại dây thần kinh ở cánh tay. Mỗi loại đảm nhận chức năng quan trọng.

Dây thần kinh nách nâng cánh tay ở vai.

Dây thần kinh cơ xương uốn cong khuỷu tay.

Dây thần kinh quay dơ thẳng cánh tay và nâng cổ tay, ngón tay.

Dây thần kinh trụ mở rộng các ngón tay.

Mặc dù Dyck nói rằng chức năng sinh lý chính xác không hoàn toàn được hiểu rõ, nhưng tác động của việc nén lên bất kỳ dây thần kinh nào trong giấc ngủ giống như đè lên ống tưới nước. Thông tin ngược trở lại não tạm thời bị gián đoạn.

Vậy tại sao lại có cảm giác tê liệt khi ngủ dậy? Ông đã đưa ra 2 lý do:

1) Đó là thực sự tạm thời bị tê liệt. Trong giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh), não gửi tín hiệu gây ra một tình trạng tê liệt cơ thể. Mục đích của việc này là ngăn các giấc mơ (xảy ra trong giấc ngủ REM).

Nhưng nếu thức dậy trong một tình trạng của những giai đoạn này, chúng ta có thể tỉnh táo trước khi hoàn toàn lấy lại sự kiểm soát chân tay. Đây được gọi là tê liệt giấc ngủ (hay là bóng đè) và có thể là một tình huống đáng sợ. Bạn đang mắc kẹt ở đâu đó giữa giấc mơ và sự tỉnh táo, và bạn không thể di chuyển.

2) Nén dây thần kinh đã dẫn đến tình trạng tê liệt tạm thời (có lẽ vì bạn bị kẹt ở vị trí bị nén trong giấc ngủ REM).

Nén dây thần kinh có thể phá huỷ các dây thần kinh. Điều tốt là cơ thể sẽ tự nhiên thức dậy như một cơ chế bảo vệ khi dây thần kinh bị nén quá lâu. Sau khi bạn thức dậy và giảm áp lực, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng hồi phục, thường là lần đầu tiên với cảm giác kiến bò, tê tay.

Trung tâm Y tế Đại học Rochester giải thích: “Cấu trúc dây thần kinh khi chúng hồi phục có xu hướng kích thích trong một khoảng thời gian. Đó là bởi vì các dây thần kinh đang kích ứng tự động. Hầu hết thời gian, cảm giác kim châm, tê tê là một dấu hiệu tốt. Đó là một giai đoạn tạm thời có nghĩa là dây thần kinh đang trở lại hoạt động bình thường”.

Một số người đi ngủ đè lên một tay không gây tác động lớn đến các dây thần kinh, nhưng có một số trường hợp khi các dây thần kinh bị nén có thể là vấn đề lớn hơn.

Một trường hợp như vậy được gọi là “hội chứng liệt đêm thứ Bảy”, hậu quả của chèn ép nhánh thần kinh quay, nguyên nhân gây chèn ép là lúc một người ngủ thiếp đi cùng lúc nén dây thần kinh do say rượu.

Nếu bị say rượu, bạn sẽ không cử động cánh tay. Và khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau, bạn không thể mở rộng cổ tay và ngón tay. Điều đó có thể kéo dài hơn trong một lúc (thậm chí vài ngày hoặc vài tháng) khi dây thần kinh phải sửa chữa lớp bảo vệ.

Một vấn đề khác là bệnh thần kinh di truyền với áp lực tê liệt (HNPP), một tình trạng di truyền làm cho con người ta dễ bị tổn thương dây thần kinh gây tê, ngứa ran, suy nhược cơ. Những người mắc phải cẩn thận hơn để không ngủ đè lên một tay hoặc bị gác chân để tránh nén dây thần kinh.

Nói tóm lại, đối với hầu hết những người thức dậy với một tay hoặc chân bị liệt, đó chỉ là một sự khó chịu tạm thời. Và chúng ta không phải sợ hãi gì hết, sẽ mất một khoảng thời gian để hồi phục lại như bình thường. Với những trường hợp mắc các hội chứng kể trên, khi ngủ nên tránh tạo áp lực chèn ép lên cánh tay hoặc chân để tránh những tổn thương không đáng có.

Theo Dantri

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.