10 điều phụ huynh cần nhớ để giúp con học tốt hơn

Theo Thùy Linh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Để trẻ quản lý thời gian làm bài tập về nhà hiệu quả, bạn hãy hướng dẫn trẻ ưu tiên bài dễ trước, bài khó sau.

1. Đừng làm bài tập hộ con

Phụ huynh không nên xem bài tập về nhà của con là trách nhiệm của mình. Hình thành thói quen học tập lúc 7 tuổi dễ hơn lúc 12 tuổi. Vai trò của phụ huynh nên dừng ở mức hướng dẫn và hỗ trợ. Nếu bài tập quá khó, bố mẹ có thể gợi ý cách giải, nhưng đừng làm từ đầu đến cuối.

Nếu kiểm tra vở bài tập và phát hiện con làm sai, bạn hãy để con tự sửa lại, đừng chỉ ra đáp án đúng ngay lập tức. Sau một thời gian, việc rà soát bài tập về nhà có thể nhanh gọn hơn trước, tức bạn chỉ cần xem trẻ đã làm hết số bài được giao hay chưa. Trẻ có thể làm sai nhưng điều quan trọng hơn là bạn đang xây dựng tinh thần trách nhiệm cho chúng. Điểm số khi đó cũng sẽ thực chất hơn.

2. Dạy trẻ cách học

Mới đầu, trẻ sẽ bối rối với bài tập về nhà, không biết nên bắt đầu từ đâu. Phụ huynh hãy chỉ cho trẻ từng bước hoàn thành một bài tập cụ thể và giải thích về hậu quả của việc không tuân theo hướng dẫn đó. Bạn cũng có thể viết các bước cần thiết ra tờ giấy ghi chú và dán lên bàn học để trẻ dễ nhớ.

Đồng thời, bạn hãy giúp con hiểu được rằng không nên bỏ dở bài tập mà phải làm đến cuối. Sử dụng tài liệu tham khảo và bách khoa toàn thư để tìm kiếm thông tin sẽ tốt hơn lướt Internet vì con sẽ không bị phân tán tư tưởng bởi những thứ không cần thiết.

3. Tạo không gian học tập thích hợp

Không gian trẻ ngồi làm bài ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả. Khu vực này nên có đủ ánh sáng, trang bị những dụng cụ học tập cần thiết và bỏ qua mọi thứ có thể gây xao nhãng.

Nếu trẻ có em trai hoặc em gái, bạn hãy đảm bảo chúng không quấy rầy anh hoặc chị khi đang làm bài tập.

4. Dạy trẻ ý thức về thời gian

Trẻ thường không có khái niệm về thời gian. Chúng không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua và còn bao nhiêu thời gian để làm việc gì đó. Đầu tiên, bạn hãy cố gắng ước lượng bằng khoảng thời gian làm những việc quen thuộc như xem phim hoạt hình, ăn tối, dọn phòng, để con dễ hình dung. Chẳng hạn, làm bài tập về nhà sẽ tốn một khoảng thời gian như khi đưa thú cưng đi dạo.

Sau đó, bạn hãy đặt báo thức khi con bắt đầu làm bài tập về nhà. Việc này giúp trẻ học nghiêm túc hơn và không trì hoãn.

Trẻ càng dành nhiều thời gian làm bài tập về nhà thì có nghĩa hiệu quả càng kém. Thời gian tối ưu dành cho học sinh trung học là không quá hai tiếng, còn đối với học sinh tiểu học là không quá 30 phút. Quá khoảng thời gian này, trẻ rất khó giữ độ tập trung.

5. Dạy trẻ thiết lập ưu tiên

Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách vạch ra những thứ quan trọng, không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi làm bài tập về nhà, trẻ cần lưu ý những điều sau:

- Có bao nhiêu bài dễ hiểu và khó hiểu.

- Bài tập nào tốn nhiều thời gian và bài tập nào tốn ít thời gian.

- Bài tập nào có thể tự làm và bài tập nào cần sự giúp đỡ.

Nhờ đó, trẻ sẽ xử lý những bài dễ rất nhanh, biết cần tìm thêm thông tin cho bài nào và để dành bài nào để hỏi bố mẹ sau cùng. Thói quen này cũng giúp trẻ quản lý thời gian tốt hơn trong giờ kiểm tra.

6. Tạo động lực

Phụ huynh đừng coi nhẹ những thành tích con đạt được trong học tập, hãy khen ngợi và thưởng cho sự nỗ lực của con.

Nếu có con ở độ tuổi tiểu học, bạn có thể viết các nhiệm vụ lên một mẩu giấy (dọn giường, làm bài tập về nhà, đi đổ rác) và ngày trong tuần tương ứng với nhiệm vụ đó. Với mỗi nhiệm vụ hoàn thành, bạn thêm một dấu cộng vào bên cạnh. Số dấu cộng tổng kết vào cuối tuần sẽ được quy đổi thành một buổi đi xem phim hay trượt patin với cả nhà.

Hoặc bạn có thể dùng phương pháp tạo động lực sau: "Nếu con làm xong bài tập, mẹ con mình sẽ đi bộ, ăn kem, hay xem phim cùng nhau nhé".

Phụ huynh cũng cần chỉ cho con lợi ích của việc áp dụng kiến thức đã học ra ngoài đời sống. Chẳng hạn, nếu con biết đếm và làm phép tính cộng trừ, con có thể tính tiền thừa khi đi chợ với mẹ. Nếu đã nắm vững phép tính nhân, con có thể tính 2 USD mua được bao nhiêu que kẹo mút.

7. Dạy trẻ lên tiếng và đặt câu hỏi khi cần

Nhiều đứa trẻ cảm thấy ngại ngùng hoặc chỉ đơn giản là không biết nên đặt câu hỏi như thế nào ở lớp. Giai đoạn thay đổi môi trường từ mẫu giáo lên tiểu học có thể khiến chúng bối rối hơn. Bố mẹ nên dạy trẻ thể hiện suy nghĩ cá nhân, trò chuyện với giáo viên và không ngại đặt câu hỏi, thậm chí hỏi đi hỏi lại nhiều lần để hiểu sâu sắc vấn đề.

8. Giúp con gần gũi với bạn cùng lớp

Mối quan hệ với bạn cùng lớp rất quan trọng đối với mọi đứa trẻ, ảnh hưởng đến sự tự tin và cả thành tích học tập. Ngày nay, trẻ thường có bố mẹ đưa đi đón ngay sau giờ học về nên khó kết giao hơn thời trước. Phụ huynh nên chú ý đến vấn đề này và tạo cơ hội để con tìm hiểu bạn học.

9. Nên ưu tiên mối quan hệ giữa bố mẹ và con gái

Đừng chú ý quá nhiều đến kết quả học tập của con, khiến con thêm căng thẳng. Đó không phải vấn đề quan trọng nhất. Thay vào đó, bạn hãy quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, từ sở thích, cảm xúc đến chuyện bạn bè. Kiểm soát không phải cách để mối quan hệ phát triển. Bạn hãy lắng nghe con, chia sẻ những điểm chung và cùng tạo ra những ký ức hạnh phúc.

10. Điểm số không quyết định đứa trẻ có thành công hay không

Khi lo lắng về điểm số của trẻ, thực chất phụ huynh đang lo lắng về tương lai của chúng, dù điểm số chỉ thể hiện trẻ có học tốt những gì được dạy hay không. Điểm kém không đồng nghĩa với ngu ngốc, lười biếng hay vô trách nhiệm. Nó chỉ nói lên rằng vì một số lý do nào đó, trẻ không muốn học hoặc chương trình học quá phức tạp, không phù hợp với trẻ.

Nếu trẻ không đạt điểm giỏi, bạn cũng đừng thất vọng. Nhiều học sinh đạt điểm C ra đời thành công hơn học sinh đạt điểm A. Do đó, khi thấy trẻ không đạt hiệu quả trong môn học nào đó, bạn hãy giúp trẻ thay đổi phương pháp tiếp cận hoặc khám phá sở thích khác của bản thân, tập trung nuôi dưỡng nó.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.