10 điều trẻ con không thích ở bố mẹ

(Baonghean.vn) - Trong việc nuôi dạy con, không ít các ông bố bà mẹ không tiếc đầu tư tiền bạc, sức lực để con được khỏe mạnh về thể lực và trí lực, tuy nhiên họ lại lơ là việc nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Họ không nhận ra chính bầu không khí trong gia đình đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Để con mình được phát triển tốt cả tâm - trí - thể - mỹ, các bậc phụ huynh hãy dành thời gian lắng nghe tâm sự của con trẻ.

1. Không thấu hiểu con

Trong cuộc sống gia đình, các con luôn cho rằng “cha mẹ không phải là người hiểu con nhất”. Bởi vì, lúc nào cha mẹ cũng cho rằng con mình còn bé, nó chưa hiểu chuyện đâu. Cứ như vậy, các con sẽ không bao giờ dám nói ra những suy nghĩ của mình.

Mỗi khi các con có chuyện muốn nói, bậc phụ huynh thường hay gạt đi, không nghe, có nghe thì cũng đánh giá bằng sự chủ quan của người lớn. Cứ mỗi việc con làm dù đúng hay sai, chỉ cần không vừa ý thì cha mẹ lại mắng con, nói lỗi là do con. Trong khi đó, chẳng ai hỏi con xem vì sao con làm như vậy, lý do là gì. Để rồi, đứa trẻ càng ngày càng thấy mất lòng tin vào gia đình, tự nó sẽ tách biệt ra và không còn gần gũi với các thành viên trong gia đình nữa.

2. Thiên vị

Bố mẹ thiên vị khiến cho một số đứa trẻ từ nhỏ đã sống trong ánh mắt thiên lệch của bố mẹ: đều là con của bạn nhưng chúng lại có những đãi ngộ về tiền tiêu vặt, quần áo, đi chơi… không giống nhau, như thế sẽ tạo ra bóng tối trong sự trưởng thành của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu phát hiện, bố mẹ thiên vị sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý của các con, dẫn đến những lệch lạc hành vi từ khi trẻ còn là nhi đồng, thanh thiếu niên thậm chí cho đến lúc trưởng thành.

3. Thất tín

Đừng nên thất hứa với trẻ. Ảnh minh họa
Đừng nên thất hứa với trẻ. Ảnh minh họa

Thất tín cũng đồng thời mất đi uy tín, khi người lớn nói không giữ lời, không những họ mất đi uy tín của mình trong mắt trẻ, mà còn bất lợi cho sự trưởng thành của con cái. Những đứa trẻ - người vẫn chưa hình thành quan niệm về thủ tín - sẽ cảm thấy, một người nói chuyện có thể không cần gánh trách nhiệm, đồng ý chuyện của người khác rồi cũng có thể không làm, như thế trẻ rất dễ nuôi dưỡng thành thói quen xấu như “khinh suất”, “không giữ lời”, sau khi lớn lên, thói quen thất tín này sẽ khiến trẻ mất đi rất nhiều bạn bè và cơ hội.

4. Xem nhẹ ưu điểm của trẻ

Điều này bắt nguồn từ tâm lý mong con hóa rồng của các bậc bố mẹ. Tuy nhiên, ai cũng có ưu điểm lẫn khuyết điểm. Do ngày ngày bố mẹ sống chung với trẻ, nên những gì nhìn thấy gần như chỉ là khuyết điểm của chúng mà lơ là đi những ưu điểm.

Vì vậy, bố mẹ thường đem điểm yếu của con mình đi so sánh với sở trưởng của con người khác, thậm chí là tô vẽ và khuếch trương về con nhà khác. Làm thế, bạn vốn muốn cho con thấy tấm gương, nhưng thật sự lại đem đến tổn thương cực lớn cho trẻ.

Mỗi đứa trẻ đều có sở trường và ưu điểm của mình. Tuy tư chất của trẻ có khác nhau, học hành có nhanh có chậm, thành tích cũng có cao có thấp nhưng để phán đoán tốt xấu ở một đứa trẻ không thể chỉ quyết định ở phương diện này.

5. Không nhẫn nại trả lời câu hỏi của trẻ

Không nên trả lời câu hỏi của con trẻ một cách qua loa. Ảnh minh họa
Không nên trả lời câu hỏi của con trẻ một cách qua loa. Ảnh minh họa

Trẻ đang trong giai đoạn mà lòng hiếu kỳ rất mạnh, bộ não nhỏ bé luôn có rất nhiều câu hỏi “tại sao”. Có nhiều bố mẹ chê trẻ phiền, trả lời qua loa rồi thôi. Tuy trẻ còn rất nhỏ nhưng chúng có thể cảm nhận được thái độ của bố mẹ, những lời lạnh nhạt của bố mẹ khiến trẻ cho rằng mình không nên hỏi, hoặc không nên hỏi những vấn đề này, điều này khiến trẻ mất đi lòng tin về năng lực của bản thân.

Sự hời hợt của bố mẹ còn khiến trẻ dần dần không còn nhiệt tình nêu vấn đề nữa, và cũng dần mất đi lòng hiếu kỳ và sự ham hiểu biết. Trẻ rất tin vào lời của bố mẹ cho nên nếu bạn cho chúng những đáp án sai lệch hoặc giải thích lưng chừng thì trẻ sẽ nghĩ rằng đó là chân lý và ghi nhớ, quan niệm sai lầm một khi đã đi vào bộ não thì muốn thay đổi sẽ rất khó.    

6. Áp đặt 

Người lớn thường có một thói quen đó là luôn đưa ra những quan điểm của mình để áp đặt cho những chuyện của con cái. Mọi chuyện của con con không được quyền quyết định, cái gì cũng cha mẹ sắp đặt cho. Học gì, làm gì, yêu ai, lấy ai,.. cũng do cha mẹ hết. Dù muốn hay không con cũng phải làm theo như thế.

Đã bao giờ cha mẹ hỏi con muốn gì và cần gì không? Đã bao giờ cha mẹ cho con quyền lựa chọn cũng như quyết định những gì là của con không? Nếu có, cũng chỉ là số ít bậc phụ huynh làm được điều này. Nhiều lúc con rất mệt mỏi, rất áp lực trước những lựa chọn cho tương lại của mình. Thế nhưng, cha mẹ có bao giờ đồng thuận hay chấp nhận sự lựa chọn đó của con. Vậy thì làm sao con có thể tin tưởng chia sẻ những vấn đề của con với cha mẹ.

7. Không hoan nghênh bạn bè của trẻ

Trẻ phải được vui chơi cùng chúng bạn. Ảnh minh họa
Trẻ phải được vui chơi cùng chúng bạn. Ảnh minh họa

Khi trẻ lớn rồi cũng hy vọng có vài người bạn thật sự, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình, tin rằng các bà mẹ chắc chắn cũng mong đợi những mối quan hệ tốt ở con mình. Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể là vì bạn của con mắc vài khuyết điểm như không lễ phép hoặc quá tính toán, hay bắt nạt người khác, thích nói dối… mà không thích chúng.

Trẻ có thể xây dựng tình bạn tốt với người khác là một loại quan hệ cơ bản nhất trong các mối quan hệ giao tiếp, vì vậy bạn hãy tôn trọng ý nguyện và sở thích của hai bên, để trẻ có được quyền tự do lựa chọn.

8. Chỉ trích trẻ trước mặt người khác

Khách đến nhà, bạn bè tụ họp hay bàn về con cái của mỗi người. Rất nhiều phụ huynh thích tiết lộ những tính không tốt của trẻ trước mặt mọi người, gần như là kể khổ, bày tỏ rằng mình giáo dục đứa trẻ này thật khó.

Nhưng mà bạn không biết rằng chỉ đang bới lông tìm vết để chỉ trích điểm yếu của trẻ. Từ đó, bạn khiến trẻ cảm thấy mình cái gì cũng không được, không ai khen ngợi chúng, để cho bố mẹ phải mệt mỏi vì chúng và trẻ sẽ cảm giác bố mẹ bất mãn với mình, và chúng sẽ dần dần xa cách bạn.

Đừng bao giờ miệt thị con. Ảnh minh họa
Đừng bao giờ miệt thị con. Ảnh minh họa

9. Bố mẹ nổi giận

Từng có một cơ quan nghiên cứu tâm lý trẻ em tiến hành một cuộc điều tra tâm lý đối với hơn 3.000 trẻ, trong đó có một hạng mục “Điều gì mà con sợ nhất ở bố mẹ?”, đáp án nhiều nhất là: “Con sợ nhất bố mẹ nổi giận”. Có một bài đáp án viết rất sinh động: “Con sợ nhất là khi bố giận dữ, dáng vẻ bố rất đáng sợ!” Trẻ rất nhạy cảm với tâm trạng của người khác. Vì vậy, khi bố mẹ tức giận, cho dù nguyên nhân không liên quan đến trẻ thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của chúng.

Trong cuộc sống, tốt nhất đừng nổi giận với trẻ, nhưng nếu bạn đã lỡ nổi nóng rồi thì sau đó hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng vấn đề của trẻ nằm ở đâu, nên làm thế nào, đồng thời còn phải dùng hành động để trẻ cảm nhận được sự quan tâm và bảo vệ của bạn. 

10. Bố mẹ cãi nhau

Điều con cái ghét nhất là phải chứng kiến những cuộc cãi cọ giữa bố mẹ. Ảnh minh họa
Điều con cái ghét nhất là phải chứng kiến những cuộc cãi cọ giữa bố mẹ. Ảnh minh họa

Bạn đừng sai lầm khi cho rằng con cái tuổi còn nhỏ thì giữa bố mẹ nói gì, làm gì đều không liên quan đến chúng. Kỳ thực, những đứa trẻ với đôi mắt sáng, trong veo từ rất sớm đều ghi nhớ lại những hành vi, ngôn từ của bố mẹ trước mặt chúng. Có một số gia đình, bố mẹ cãi nhau triền miên, thốt ra những lời thô tục, thậm chí động tay động chân khiến cho không khí gia đình thường rơi vào tình trạng căng thẳng, điều này hình thành áp lực cực lớn trong tâm lý trẻ.

Cũng có những bậc bố mẹ tình cảm đã từ lâu không hợp nhau nữa nên rất kiệm lời trong nhà, sống trong bầu không khí gia đình này, trẻ rất ức chế, lâu dài chắc chắn sẽ tổn hại đến sức khỏe tâm lý của chúng, trẻ trở nên lạnh lùng, bướng bỉnh, cộc cằn…

Hoa Lê

(Tổng hợp)

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.