10 hoạt động nổi bật tuần qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020); hỗ trợ học sinh, trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; điều tra vụ phá rừng pơ mu tại Quảng Nam; làm rõ phản ánh "kiểm định khống" hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản... là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tuần qua.

1- Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ Đại hội XII của Đảng

Chính phủ đã có Nghị quyết 64/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

 

Mục tiêu của Chương trình nhằm xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ và các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra là: "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới"; đồng thời, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra.

2- Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020

Chính phủ ra  Nghị quyết 63/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

 

 Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Bên cạnh đó, Chương trình hành động cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Chương trình hành động phải thể hiện được vai trò kiến tạo của Chính phủ, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ và cơ quan nhà nước các cấp.

3- Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi

Chính phủ vừa ban hành nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017.

Theo đó, mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp.

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp;

Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.

Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.

 

Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.

Ngoài ra, mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài khi cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép;

Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.

Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi

Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp: cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; Người nhận các trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi; Người có công với cách mạng nhận con nuôi.

Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài; Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

4- Hỗ trợ học sinh, trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Chính sách hỗ trợ học sinh: Theo Nghị định, học sinh tiểu học và trung học cơ sở được hưởng chính sách hỗ trợ phải bảo đảm một trong các điều kiện: Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. 

 

Ngoài ra, còn có các điều kiện như: nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi; nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn như quy định tại điểm 2.

Nghị định quy định, đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số phải bảo đảm các điều kiện: đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học; ản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua sông, suối không có cầu, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá.

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định trên còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định trên được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo.Cụ thể, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. 

Học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Chính sách hỗ trợ trường phổ thông:Nghị định cũng quy định các trường phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ gồm: trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại nghị định này.

Theo quy định, trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị bao gồm: nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành; được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

Các trường được lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 5 lần định mức nêu trên/1 tháng và không quá 9 tháng/1 năm.

5- Điều kiện phân phối mũ bảo hiểm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Theo đó, từ ngày 1/7/2016 mũ bảo hiểm được đưa vào sản xuất, nhập khẩu, phân phối phải đáp ứng các quy định kỹ thuật và quy định quản lý chất lượng trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời quy định mũ bảo hiểm giả có các đặc điểm sau:

- Mũ có hình dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm nhưng không có giá trị sử dụng, công dụng của mũ bảo hiểm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;

- Mũ giả mạo về sở hữu trí tuệ;

- Mũ có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên doanh nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp khác;

- Mũ giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa;

- Mũ có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa;

- Mũ giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu chứng nhận hợp quy về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

 

Cũng theo Nghị định này, cá nhân, tổ chức khi đăng ký kinh doanh mũ bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

Đối với sản xuất mũ bảo hiểm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001;

- Có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên;

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo đầy đủ: nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng

Đối với nhập khẩu mũ bảo hiểm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu trước khi thông quan.

Đối với phân phối mũ bảo hiểm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Hộ kinh doanh, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh theo quy định về đăng ký doanh nghiệp;

- Các đại lý, cửa hàng bán lẻ mũ bảo hiểm phải có địa điểm cụ thể và địa chỉ rõ ràng; phải có biển hiệu ghi rõ đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, được gắn hoặc treo tại vị trí mặt trước bên ngoài của Đại lý hoặc Cửa hàng ở vị trí dễ quan sát.

Thông qua các quy định trên, các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động sản xuất mũ bảo hiểm phải rà soát các điều kiện và hoàn thành thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm theo quy định.

Nghị định 87/2016/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ 01/7/2016.

6- Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ phá rừng pơ mu tại Quảng Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ vụ việc phá rừng tự nhiên pơmu tại tiểu khu 351 thuộc khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Trong mấy ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về vụ việc phá rừng tự nhiên pơmu tại tiểu khu 351 thuộc khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

 

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật.

Như tin đã đưa, vào ngày 9/7, trong lúc đi rừng, người dân xã La Dêê phát hiện 280 phách gỗ pơmu (28 khối) đã được cưa xẻ, giấu cách Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (thuộc Đồn Biên phòng La Dêê) khoảng 500m nên trình báo chính quyền. Khu vực này thuộc vành đai biên giới, cách Lào khoảng 100m.

Sau khi khởi tố vụ án, ngày 16/7, Công an huyện Nam Giang đã phát hiện 115 phách gỗ pơmu (8,2 khối) bị giấu ngay trong khuôn viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang và lực lượng hải quan không lý giải được về nguồn gốc số gỗ này.

Tối cùng ngày, Công an huyện Nam Giang tiếp tục thu giữ 25 phách (gần 1,2 khối) giấu tại một nhà dân cũng gần khu vực cửa khẩu này.

Đến trưa 17/7, lực lượng công an lại phát hiện 2 bãi tập kết gồm 85 phách gỗ pơmu bị giấu trong bụi rậm cách trụ sở hải quan khoảng 50m và cách Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc khoảng 500m.

Liên quan tới việc công an phát hiện 115 phách gỗ pơmu trong khuôn viên trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang, tối 19/7, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam tạm đình chỉ công tác Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang Lê Trung Thịnh để giải trình, báo cáo cụ thể, kiểm tra chi tiết, xử lý kỷ luật theo quy định.

Để bảo đảm công tác lãnh đạo, điều hành đơn vị, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã điều động ông Nguyễn Hoàng, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan, nhận nhiệm vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang cho đến khi vụ việc được làm rõ./.

7- Kiểm tra thông tin "thực phẩm bẩn-người dân đang bị đầu độc"

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh khẩn trương kiểm tra sự việc báo nêu, xử lý theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

 

Liên quan đến phóng sự “Thực phẩm bẩn - người dân đang bị “đầu độc” bởi sự vô cảm của các cơ quan quản lý?” được đăng tải trên báo lao động trong các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng 7 năm 2016, phản ánh việc sản xuất mỡ bẩn ở thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; chế biến thịt lợn chết ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội và ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; sản xuất “rượu độc” tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chế biến thực phẩm từ chuột cống ở Từ Sơn, Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh… Các vi phạm trên diễn ra công khai, song các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thờ ơ, bất lực, không phát hiện được và xử lý theo quy định.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh khẩn trương kiểm tra sự việc báo nêu, xử lý theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và các quy định liên quan, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

8 - Làm rõ phản ánh "kiểm định khống" hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ NN-PTNT khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh về việc làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép cho hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản.

Trước đó, ngày 20/7, báo chí có phản ánh việc làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép cho hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản tại Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT).

 

Theo phản ánh, hơn 800 sản phẩm gồm 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không đảm bảo chất lượng đã được lưu hành trên thị trường bằng cách mua giấy phép lưu hành từ Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản, thuộc Tổng cục Thủy sản.

Từ đường dây này, trong 2 năm từ năm 2013-2015, nhiểu sản phẩm kém chất lượng, thậm chí độc hại, đã nằm trong danh sách các sản phẩm được phép lưu hành, lừa dối nông dân trên cả nước.

9 - Quy định sử dụng con dấu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quản lý và sử dụng con dấu. Theo đó, việc quản lý và sử dụng con dấu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu mầu đỏ.

 

Về điều kiện sử dụng con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

10 - Phạt nặng vi phạm về buôn bán chế phẩm diệt côn trùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 115/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Trong đó, bổ sung quy định xử phạt đối với vi phạm quy định về buôn bán chế phẩm diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế.

Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong các hành vi buôn bán: Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế hết hạn sử dụng; hóa chất, chế phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký và được Bộ Y tế chấp thuận; hóa chất, chế phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 5 kg (hoặc lít) thành phẩm.

 

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi buôn bán: Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế hết hạn sử dụng; hóa chất, chế phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký và được Bộ Y tế chấp thuận; hóa chất, chế phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kg (hoặc lít) đến dưới 20 kg (hoặc lít) thành phẩm.

Hành vi tự ý sang chai, chiết lẻ hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế từ bao gói khối lượng lớn thành chai, gói nhỏ để buôn bán sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.

Đặc biệt, phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế hết hạn sử dụng; hóa chất, chế phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký và được Bộ Y tế chấp thuận; hóa chất, chế phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam có khối lượng từ 1.000 kg (hoặc lít) thành phẩm trở lên.

Mức phạt nêu trên cũng áp dụng đối với hành vi buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kg (hoặc lít) đến dưới 50 kg (hoặc lít) thành phẩm.

Thái Bình (Tổng hợp)

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...