10 khác biệt cơ bản giữa ông Boris Yeltsin và ông Vladimir Putin

Người dẫn chương trình Ashley Banfield của kênh truyền hình CNN đã nhầm lẫn Tổng thống Nga Vladimir Putin với người tiền nhiệm Boris Yeltsin, sau bài phát biểu của ông Putin tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nhằm giúp người ta tránh sự nhầm lẫn tương tự, trang tin Sputnik đã nêu ra 10 sự khác biệt giữa hai người.

Chính cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã bổ nhiệm ông Vladimir Putin làm người kế tục mình (Nguồn: Sputnik)
Chính cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã bổ nhiệm ông Vladimir Putin làm người kế tục mình (Nguồn: Sputnik)

1. Ông Putin không nhảy giỏi

Yeltsin được nhớ tới như một người say mê âm nhạc và nhảy múa, đã từng điều khiển một dàn nhạc giao hưởng và còn nhảy trên sân khấu trong chiến dịch vận động tranh cử. Trong khi đó ông Putin thì tỏ ra không thích âm nhạc và hoạt động giải trí.

2. Ông Putin không mê rượu

Tại một đoạn video công bố hồi năm 2015, trong khuôn khổ một bộ phim tài liệu nói về Putin, người ta thấy ông nâng ly trước khi Nga tổ chức chiến dịch quân sự lớn nhằm vào phiến quân Chechnya hồi năm 1999.

Nhưng ngay sau đó ông đã đặt ly xuống, nói rằng uống rượu để tưởng nhớ những người hy sinh mạng sống trước khi nhiệm vụ hoàn thành sẽ khiến cái chết của họ trở nên vô nghĩa. Giới lãnh đạo quân đội đã thấy một thông điệp khác đằng sau hành động của Putin, báo hiệu về việc hoạt động chống phiến loạn ở Chechnya sắp sửa được điều hành khác đi.

3. Yeltsin ra lệnh nã đạn vào Quốc hội

Theo sau sự bất đồng giữa Yeltsin và Quốc hội Nga về hoạt động tư hữu hóa và các vấn đề khác, ông đã cho giải tán Quốc hội. Khi điều này dẫn tới các cuộc xô xát kéo dài nhiều ngày, ông đã điều quân đội Nga tới bắn vào tòa nhà Quốc hội.

4. Yeltsin thua ở Chechnya

Trong chuyến thăm Nga của thủ lĩnh quân ly khai Chechnya Zelimhan Yandarbiev để ký một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù binh vào tháng 5/1996, Yeltsin đã đồng ý ngồi đối mặt với Yandarbiev, và như thế chấp nhận ông ta giống như người ngang hàng, thay vì để ông ta ngồi bên cạnh như cấp dưới. Quyết định của Yeltsin nhằm kết thúc cuộc chiến Chechnya được xem như nỗ lực nhằm sửa chữa hình ảnh không nhận được nhiều sự ủng hộ của ông, trước cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra cuối năm đó.

5. Yeltsin vác vũ khí hạt nhân ra dọa Mỹ vào năm 1999

Quan hệ Nga - Mỹ đã xuống thấp vào năm 1999, theo sau việc NATO ném bom Nam Tư và Nga tiến hành hoạt động quân sự mới ở Chechnya. Yeltsin khiến tình hình thêm căng thẳng khi động tới vấn đề vũ khí hạt nhân.

"Ông ta hẳn đã quên trong một phút, một giây hoặc nửa phút rằng nước Nga là gì. Rằng nước Nga đã được trang bị với một kho đầy vũ khí hạt nhân. Ông ta đã quên mất điều này. Và vì thế, ông ta quyết định phô trương sức mạnh. Tôi chỉ muốn thông qua các bạn (báo chí) để nhắn gửi điều này: "(Bill) Clinton, đừng quên ông đang sống trong thế giới nào... " - Yeltsin "nhắc nhở" người đồng cấp Mỹ.

6. Putin thích tập thể dục

Một trong những điều khiến Putin khác xa người tiền nhiệm là ông rất quan tâm tới thể thao. Đã có nhiều bức ảnh được công bố, cho thấy ông tham gia các hoạt động tiêu tốn thể lực, như câu cá, săn hổ và chạy bộ với Thủ tướng Dmitri Medvedev.

7. Những màn biến mất bí ẩn

Việc Putin đột ngột biến mất, không xuất hiện trước công chúng vào tháng 3/2015 đã gây nhiều sự chú ý. Nhưng trong thực tế thì Boris Yeltsin mới là người hay biến mất bí ẩn hơn. Việc Yeltsin thường xuyên phải ra vào viện đã khiến người ta thi nhau đồn đoán về sức khỏe của ông.

8. Putin có những phát ngôn khiến các phiên dịch viên đỏ mặt

Trong khi thế giới vẫn đang hỏi "Putin là ai?" thì Tổng thống Nga đã thể hiện tính cách của ông qua các tuyên bố rất mạnh, thường gây khó khăn cho các phiên dịch viên. Đơn cử như có lần ông đã mời những kẻ muốn tham gia các phong trào Hồi giáo cực đoan tới Nga để được "thiến" của quý.

Ông Boris Yeltsin gặp cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành năm 1992 (Nguồn: Sputnik)
Ông Boris Yeltsin gặp cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành năm 1992 (Nguồn: Sputnik)

9. Yeltsin "chơi" với ông của Kim Jong Un còn Putin chỉ gặp bố đẻ của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Sputnik cho biết Yeltsin từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) ở Sverdlovsk (giờ là Ekaterinburg). Putin chỉ gặp ông Kim Jong Il vào năm 2002.

10. Cả hai từng gặp nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu

Cuộc gặp của ông Yeltsin vào năm 1999 và về chương trình hạt nhân của Iran, trong khi cuộc gặp của ông Putin vào tháng 9/2015 là về cuộc khủng hoảng Syria./.

Theo Vietnam+

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.