Chu Văn An, Thân Nhân Trung, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm… là những nhà giáo tiêu biểu trong lịch sử phong kiến nghìn năm của nước ta.
Chu Văn An (1292-1370) là “vạn thế sư biểu” - thầy muôn đời của giáo dục Việt Nam. Ông quê huyện Thanh Đàm (Hà Nội ngày nay). Dù đỗ đạt cao, Chu Văn An từ chối làm quan, về nhà mở trường dạy học. Với ông, “giáo dục là quốc sách hàng đầu” như khi trả lời vua Trần Minh Tông: “Thần đọc sách, chưa thấy nước nào không coi trọng sự học mà có thể tiến lên được. Xin bệ hạ cho thần được về nhà mở trường dạy học, góp phần bồi bổ sự học của nước nhà”. Khi vua Trần Dụ Tông ham chơi, bỏ bê chính sự, dâng sớ góp ý không có kết quả, ông đã treo áo mũ ở cửa Huyền Môn để về quê quy ẩn. Đánh giá về Chu Văn An, Tư đồ Trần Nguyên Đán từng nhận xét: “Nhờ có ông mà bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”.
Nguyễn Phi Khanh (?-1428) quê huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Xuất thân là học trò nghèo, nhờ học giỏi, ông trở thành đại thần nhà Trần. Nguyễn Phi Khanh được hậu thế xem là nhà cải cách giáo dục lớn của hai triều Trần và Hồ. Sau khi nhà Hồ bị giặc Minh đánh bại năm 1407, ông bị bắt về Trung Quốc. Con trai ông là Nguyễn Trãi theo hầu cha đến ải Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi rằng: “Con là người có học, có tài, nên quay về tìm cách rửa nhục cho đất nước, trả thù cho cha, như thế mới là báo hiếu, đâu phải cứ theo khóc lóc là báo hiếu”. Từ câu nói của cha, Nguyễn Trãi quay về, vào Thanh Hóa giúp Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Minh xâm lược, báo được thù nhà, trả nợ nước.
Nguyễn Trực (1417-1474) đỗ trạng nguyên năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông. Ông trở thành trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê, người đầu tiên được dựng bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Có tài liệu chép rằng sau này, khi đi sứ Trung Quốc, gặp kỳ thi của nhà Minh, ông tham dự và đỗ trạng nguyên. Dưới thời Lê, ông từng giữ chức tế tửu (hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám. Dù làm quan dưới triều vua Lê Nhân Tông hay Lê Thánh Tông, Nguyễn Trực luôn là bậc đại thần được triều đình yêu quý.
Thân Nhân Trung (1419-1499) là người dân tộc Tày, quê ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình ông có truyền thống khoa bảng, nhiều đời đỗ tiến sĩ. Sau khi đỗ đại khoa năm 1469, Thân Nhân Trung ra làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông, trải qua nhiều chức vụ khác nhau, trong đó có thời gian ông được bổ nhiệm làm tế tửu trường Quốc Tử Giám, được giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442). Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, Thân Nhân Trung nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".
Cuộc đời tiến sĩ, thầy giáo Lương Đắc Bằng gắn liền những giai thoại về con người chính trực, học vấn uyên thâm, thông thạo lý số, có công dạy dỗ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong "Trị bình thập sách" của mình, bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã khẳng định: Cấm hối lộ để trừ thói tham ô, đó là một trong những đạo lý lớn nhất của phép trị nước. Dưới thời Lê Uy Mục hung bạo, ông thẳng thắn ra hịch phản đối.
Khi chúa Nguyễn Hoàng cho người đến xin ý kiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” - một dãy Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời. Câu nói của Trạng Trình giúp Nguyễn Hoàng mở đầu cho triều đại kéo dài hàng thế kỷ, đó là dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong. Khi chúa Trịnh muốn truất ngôi nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên họ không nên mà hãy gắng sức phò vua để nhân dân tránh chuyện binh đao, cơ đồ chúa Trịnh được bền vững, với câu nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn quả oản”. Khi nhà Mạc suy yếu, ông lại khuyên nên lui lên Cao Bằng, nhờ đó cơ đồ kéo dài được thêm 60 năm nữa.
Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784) từng có lúc mở trường tư để dạy học. Trong Dịch kinh phu thuyết, ông chủ trương học để hành, học phải trở thành phương tiện giúp người ta có năng lực làm nên công ích cho xã hội. Ông đặt câu hỏi: “Mồm đọc, bụng nghĩ trái nhau, sự biết với sự làm khác nhau, sự nghiệp danh tích không có gì là đáng kể, học cho nhiều cũng có làm gì”. Bàn về phương pháp học tập, Lê Quý Đôn đã đưa ra một số lời khuyên cụ thể cho học sinh và sĩ phu rèn luyện nết tốt trong khi học. Ông khuyên: “Dù ngu dốt đến đâu, cũng nên kính giấy, tiếc chữ; dù keo bẩn đến đâu cũng tìm mua sách vở”. Ông cho rằng biết học thì không thể biện lẽ thiếu thì giờ. Cùng Phan Huy Chú, ông được suy tôn là nhà bác học của nước ta thời phong kiến, “túi khôn của thời đại”.
Có tới 2 học trò xưng hoàng đế và một người xưng vương, võ sư Trương Văn Hiến là trường hợp “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Trong 3 học trò của thầy Trương Văn Hiến, nổi tiếng nhất chính là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Thầy Trương Văn Hiến dạy cả văn lẫn võ. Với ông, văn võ phải ngang nhau. Khi nhận học trò, thầy giáo này đều kén lựa môn sinh theo hai tiêu chuẩn: Tư chất và đức tính. Tư chất phải thông minh, hiếu học, đức tính phải kiên trì và nhân ái. Học trò các huyện, tỉnh khác đều có người đến xin học. Văn thì chuyên binh thư đồ trận, võ học đủ thập bát ban. Thầy Trương Văn Hiến từng nói với môn sinh: “Có võ mà không có văn thì thường hay cường bạo. Có văn mà không có võ thường nhu nhược. Văn võ phải nương nhau thì đạo làm người mới giữ được vững”. Học trò của thầy sau này hầu hết trở thành tướng lĩnh của nhà Tây Sơn.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) là danh sĩ, nhà giáo giai đoạn cuối thế kỳ XVIII. Ông quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, được môn sinh suy tôn “phu tử”. Năm 1791, vua Quang Trung thành lập Viện Sùng Chính gần nơi Nguyễn Thiếp ở ẩn, mời ông làm viện trưởng với nhiệm vụ biên dịch các sách chữ Hán sang chữ Nôm, thực hiện biện pháp cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Khi bàn về quan điểm giáo dục, ông cho rằng nên lấyTiểu họclàm gốc, từ đó mở rộng dạyTứ thư, Ngũ kinh, các bộ sử. "Việc giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính và thiên hạ trị".
Nguyễn Đình Chiểu là nhà giáo yêu nước nổi tiếng trong thế kỷ XIX. Khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu dạy học và miệt mài chiến đấu bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Với ông, bút cũng là vũ khí chiến đấu: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".
(Baonghean.vn) - Đây là khẳng định của UBND tỉnh Nghệ An tại Văn bản số 4264/UBND-CN ngày 2/6/2023 gửi Bộ Giao thông vận tải về việc hoàn thành giải phóng mặt bằng và mỏ vật liệu phục vụ thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt, đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An.
(Baonghean.vn) - Cùng với hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều ngày, giông lốc làm hư hại nhà cửa, người dân nhiều huyện, thị ở Nghệ An còn phải tìm muôn cách để chống chọi lại sự nóng bức, ngột ngạt khi mất điện liên tục,...
(Baonghean.vn) - Gượng dậy sau thất bại trước trận chung kết lứa tuổi Thiếu niên Cúp Báo Nghệ An năm 2022, đội bóng địa đầu xứ Nghệ đang nỗ lực từng ngày từng giờ để trau dồi kỹ năng, sẵn sàng bước vào giải với quyết tâm cao nhất.
(Baonghean.vn) - Lễ ra quân thể hiện rõ khí thế sẵn sàng của tuổi trẻ Nghệ An trong việc triển khai những công trình, phần việc ý nghĩa hướng về cộng đồng - xã hội, quyết tâm chung tay góp sức để có một chiến dịch tình nguyện thành công.
(Baonghean.vn) - Một quan chức chính quyền bang Odisha, Ấn Độ hôm 3/6 nói với hãng tin AFP rằng, số người chết trong vụ 2 tàu hoả chở khách đâm va ở bang này đã tăng lên thành 288 người và hơn 850 người khác bị thương.
(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), sáng 3/6, tại thành phố Vinh, Câu lạc bộ Báo chí Nghệ An tổ chức Giải bóng đá Báo chí miền Trung lần thứ 9 - năm 2023.
(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua, Nghệ An đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 40-42 độ C. Để tránh cái nắng như thiêu đốt, nông dân huyện Yên Thành đã chong đèn làm đất, cấy lúa đêm, vừa bảo vệ sức khỏe, vừa có năng suất lao động cao.
(Baonghean.vn) - Sau khi tổ chức lễ công bố Bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh các sở, ngành và cấp huyện (gọi tắt là DDCI), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An đã tổ chức phát mẫu phiếu khảo sát, điều tra DDCI năm 2022 tới các doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh.
(Baonghean.vn) - Thầy Lê Hữu Ngộ - người thầy giáo ở Nhà văn hóa thiếu nhi Việt Đức - đã dành cả thanh xuân cho thiếu nhi. 31 năm công tác, không có giây phút nào thầy ngừng nghỉ việc chăm sóc những học sinh yêu quý của mình.
Sáng 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(Baonghean.vn) -Sau chuỗi thành tích thi đấu bết bát đã qua, HLV Huy Hoàng đã xin từ chức.Phan Như Thuật tạm thời được bổ nhiệm lên vị trí huấn luyện viên trưởng Sông Lam Nghệ An.
(Baonghean.vn) - Chính quyền Nga phải làm mọi cách để ngăn chặn tình hình bất ổn trong nước, Tổng thống Vladimir Putin phát biểu khai mạc cuộc họp ngày 2/6 với các thành viên thường trực Hội đồng an ninh.
(Baonghean.vn) - Những ngày nắng nóng vừa qua, vùng chuyên canh rau màu ở huyện Quỳnh Lưu vẫn đảm bảo cung cấp ra thị trường hàng chục tấn mỗi ngày. Đặc biệt, ở thời điểm này nông dân rất phấn khởi vì hành hoa được giá...
(Baonghean.vn) - CLB SHB Đà Nẵng đã quyết định chia tay ông Phan Thanh Hùng và bổ nhiệm HLV Phạm Minh Đức; Đinh Quang Kiệt đã được HLV Hoàng Anh Tuấn thử nghiệm ở vị trí tiền đạo cho U17 Việt Nam. Đó là những thông tin thể thao nổi bật trong 24h qua.
Mẹ ruột ca sĩ Quang Dũng chính là người phụ nữ quyền lực và có ảnh hưởng rất lớn đến ca sĩ Quang Dũng. Tuy nhiên, ở tuổi ngoài 80 bà vẫn canh cánh nỗi lo cho con trai.
(Baonghean.vn) - Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT), các nhà đầu tư, nhà thầu cũng như các địa phương có đường bộ cao tốc chạy qua, việc GPMB đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm vướng mắc, trong đó có những ách yếu liên quan đến thiết kế kỹ thuật công trình.
(Baonghean.vn) - Thông tin thị trường hôm nay: Thị trường sôi động, giá lúa hè thu neo cao; Sầu riêng Musang King rớt hơn một nửa giá; Tăng - giảm trái chiều, vàng SJC đạt mốc 67,05 triệu đồng...
Trong thời gian còn nợ tiền, vợ chồng Trí liên tục bị các số điện thoại lạ gọi đến, đe dọa, uy hiếp tinh thần, buộc phải trả nợ. Do quá lo sợ, Trí tự tìm tòi, tìm cách chuyển hướng cuộc gọi từ số máy cá nhân của hai vợ chồng đến số máy đường dây nóng Bộ Công an.
(Baonghean.vn) - Ngày 3/6 tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40-60%.
Ngày 2/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định tạm giữ 18 đối tượng liên quan trong chuyên án mua bán giấy tờ tại phòng khám đa khoa để trục lợi bảo hiểm…
(Baonghean.vn) - Chiều 2/6, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ gặp mặt và tuyên dương các huấn luyện viên, vận động viên tham dự SEA Games 32 và các giải quốc tế năm 2023.
(Baonghean.vn) - Quốc hội khoá XV thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp giữa năm; Chủ tịch UBND tỉnh thăm, làm việc tại thị xã Hoàng Mai… Đây là những nội dung đáng chú ý ngày 2/6 đăng trên baonghean.vn.
(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị thị xã Hoàng Mai khai thác tối đa lợi thế vị trí trong khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ để đóng vai trò là cực tăng trưởng, và là một phần trong động lực tăng trưởng của tỉnh.