(Baonghean.vn) - Không ít sự kiện lớn xảy ra ở các nước đã có tác động lớn tiến trình lịch sử nhân loại.
|
Julius Caesar - một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La mã cổ đại bị khoảng 60 nguyên lão đâm chết tại một vị trí liền kề với Nhà hát Pompey vào ngày Ides tháng 3 năm 44 TCN. Sự kiện này đã có tác động lớn đến tiến trình lịch sử. |
|
Ngày 2/9/1666, một đám cháy nhỏ xảy ra tại cửa hàng bánh của Thomas Farriner đã lan sang nhiều nhà bên cạnh và cuối cùng thiêu rụi 3/4 thành phố London, Anh trong suốt 5 ngày. Kết quả là 8 người thiệt mạng, khoảng 13.200 căn nhà, gần 87 nhà thờ bị phá hủy trong trận đại hỏa hoạn kinh hoàng trên. |
|
Năm 1788, đế quốc Áo phát động chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ. Khi ấy, quân đội Áo với khoảng 100.000 quân tiến xuống thị trấn Karansebes để chiến đấu với lực lượng của quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quân đội Áo do uống rượu, chè chén quá mức nên đã tự giết hại lẫn nhau do lầm tưởng đó là quân Thổ Nhĩ Kỳ. Hậu quả là gần 10.000 lính Áo chết do giết hại kẻ thù tưởng tượng. Do vậy, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được thị trấn Karansebe mà không tốn viên đạn nào. |
|
Ngày 18/10/1867, Mỹ mua Alaska từ Nga với giá 7,2 triệu USD. Đây là một thương vụ mua bán lớn, nổi tiếng trên thế giới. Ngày nay, Alaska trở thành bang sản xuất vàng lớn thứ hai ở Mỹ (sau Nevada). |
|
Năm 1912, tàu RMS Titanic mệnh danh "không thể chìm" đã va vào tảng băng trôi và bị chìm ngay trong chuyến hải trình đầu tiên. Hậu quả là 1.500 người trong tổng số 2.224 người có mặt trên tàu tử nạn. Tàu Titanic chìm là một trong những thảm kịch hàng hải tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. |
|
Franz Ferdinand - Thái tử Áo - Hung bị tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen ám sát ngày 28/6/1914. Hung thủ là Gavrilo Princip, một sinh viên người Serbia thuộc tổ chức Bàn Tay Đen. Sau vụ ám sát trên, đế quốc Áo - Hung đổ lỗi cho Serbia đứng đằng sau vụ việc nên tuyên chiến với quốc gia này. Sự kiện gây chấn động trên đã châm ngòi cho chiến tranh thế giới 1 bùng nổ. |
|
Mùa hè năm 1941, trùm phát xít Hitler thực hiện cuộc tấn công xâm lượng Liên Xô. Tuy nhiên, cuộc chiến này kéo dài hơn so với dự tính của Hitler nên cuối cùng quân đội Đức quốc xã thất bại thảm hại. Thất bại này có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh thế giới 2 khi phát xít Đức từng bước bại trận ở nhiều mặt trận và cuối cùng đầu hàng quân đồng minh năm 1945. Sự kiện lớn này đã góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử. |
|
Ngày 26/4/1986, thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới đã xảy ra ở nhà máy điện Chernobyl. Lò phản ứng số 4 phát nổ đã phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống. 36 giờ sau khi xảy ra vụ việc, toàn bộ người dân ở thành phố Pripyat nhận lệnh sơ tán. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. |
Kim Ngọc
(Tổng hợp)