12 câu nói cha mẹ tuyệt đối không sử dụng khi mắng con

Theo Phan Hằng (danviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Dạy con là một hành trình không hề dễ dàng gì, đôi khi đây lại chính là cơ hội cho mỗi ông bố, bà mẹ thay đổi bản thân để nuôi dạy trẻ tốt hơn.

1.“Sao con chẳng biết cái gì hết vậy”

Thời điểm từ 4-5 tuổi là cột mốc thời gian để bố mẹ cẩn thận trong lời nói với trẻ. Vì thế, việc phủ định như “con chẳng ngoan chút nào, con không dễ thương, con không thể làm gì cả...” là một hành động khiến trẻ cảm thấy tự ti rằng bản thân mình sẽ đúng như những lời bố mẹ nói.

2. “Tại sao bạn A làm được mà con thì không làm được”

Những câu nói như “hình như bạn A làm tốt hơn con, hãy học theo anh trai của con kìa” sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, thua kém so với người đó. Trẻ em lúc nào cũng muốn được bố mẹ khen ngợi, khi so sánh với người khác, trẻ dần trở nên nhút nhát hơn, ít nói hơn và nguy cơ bị tự kỷ cao.

3. “Tại sao con không thể ... được”

Mặc dù bố mẹ biết lý do con mình không thể làm việc này, nhưng vẫn muốn mắng như vậy. Khi một đứa trẻ nghịch ngợm, nó chỉ muốn được vui vẻ chứ không muốn gây ra rắc rối cho mọi người.

4. “Bố mẹ đã nói với con rồi cơ mà”

Câu này sử dụng khi muốn nhấn mạnh thực tế bố mẹ luôn đúng. Tuy nhiên, việc nói quá nhiều lần sẽ khiến trẻ không còn khả năng tự suy nghĩ, hành động một mình. Có thể thay thế bằng câu nói “Vì con đã không chịu nghe lời bố mẹ nên giờ con thấy hậu quả rồi phải không”.

5. “Hãy làm theo lời bố/mẹ nói”

“Từ bây giờ con phải lắng nghe và làm theo những gì bố mẹ nói, không được phép cãi lại nữa”. Có thể, bố mẹ chỉ muốn tốt cho con cái nên muốn trẻ phải nghe lời theo. Tuy nhiên, câu nói mang tính chất ra lệnh này, không phải lúc nào nó cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.

6. “Hãy làm cẩn thận/đúng vào”

Những từ như “đúng”, “chắc chắn”, “cẩn thận” đều là từ mang ý nghĩa sắc thái. Người lớn có thể dễ dàng hiểu ngay được nhưng trẻ nhỏ thì không. Ví dụ như khi ta nói “Hãy ăn cẩn thận vào”, nó có nghĩa là phải thẳng lưng khi ăn, không được nói chuyện trong lúc ăn, tập trung vào việc ăn. Mặc dù trẻ sẽ hiểu rằng mình đang làm sai, đang bị mắng nhưng chúng sẽ không hiểu mình sai như thế nào và sửa ra làm sao.

7. “Con phải cố gắng chịu đựng”

Khi trẻ đang chơi và bố mẹ lại lấy đồ chơi của trẻ rồi nói “Con cho bạn A mượn chơi với”, “Con là anh/chị thì phải nhường cho em chứ, cố nhịn tí đi con”. Và một lúc sau bạn sẽ không hiểu tại sao 2 đứa con lại cãi nhau chí chóe, tranh giành, khóc ré lên. Lý do đơn giản, sự cưỡng bức và bắt trẻ cam chịu là một hành động không hợp lý.

8. “Con sẽ bị ông A, bà B mắng đấy”

Mặc dù mắng là hành động dạy bảo trẻ nhưng không phải lúc nào cũng tùy tiện sử dụng. Nó sẽ là lời khuyên khi trẻ đang ở nơi công cộng, gây ồn ào và rắc rối cho những người xung quanh. Nếu như trẻ vẫn tiếp tục lì lợm, không nghe lời bố mẹ thì bạn có thể đưa cho trẻ lựa chọn “nếu con không thể yên tĩnh, con có thể về nhà ngay bây giờ”.

9. “Con muốn khóc đến bao giờ”

Khi một đứa trẻ bị mắng và khóc, chúng sẽ nghĩ rằng mình đã làm mẹ tức giận. Khi người mẹ bảo trẻ không được phép khóc, có nghĩa là đã không cảm thông và tước đoạt đi cảm xúc của trẻ.

10. “Con hãy xin lỗi đi”

Điều quan trọng nhất là phải để bản thân trẻ hiểu được mình đã làm sai, vì thế mình cần phải xin lỗi người ta. Một đứa trẻ bị bắt buộc phải xin lỗi trong khi chúng chưa hiểu được mình làm sai ở đâu. Sử dụng câu nói trong trường hợp này nó mang tính cưỡng ép.

11. “Mẹ cũng ghét con”

Khi bị mẹ mắng, trẻ thường sẽ có phản ứng trở nên ghét mẹ. Trẻ có thể nói một số câu như “mẹ đi đi”, “mẹ không biết gì cả”. Đây là những câu nói hoàn toàn bình thường và chỉ là cảm xúc nhất thời của trẻ lúc đấy. Tuyệt đối không được nói lại rằng “mẹ cũng ghét con lắm đấy” khi nghe trẻ bảo ghét mình. Hãy bình tĩnh lại và dành ra chút thời gian nói chuyện với trẻ lúc này.

12. “Biết thế mẹ đã không sinh con ra”

Đây là câu nói mang tính tổn thương cho trẻ rất cao. Vì thế tuyệt đối không nên nói câu này ra khi la mắng trẻ, nó có thể tạo ra sự rạn nứt, phá vỡ mối quan hệ mẹ con với nhau.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.