12 điều cần tránh trong ngày mồng Một Tết

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Quan niệm của người Việt nếu ngày đầu năm gặp nhiều điều tốt đẹp thì cả năm sẽ có nhiều may mắn. Vì vậy, ngày mồng Một Tết có nhiều điều cần kiêng cự, đó là những điều gì?

1.  Không  quét nhà

Vào ngày mồng Một, người Việt tuyệt đối kiêng động đến cây chổi, bởi theo quan niệm truyền thống, quét dọn nhà cửa trong thời gian này là quét đi hết tài lộc của năm mới ra khỏi nhà.
Vào ngày mồng Một, người Việt tuyệt đối kiêng động đến cây chổi, bởi theo quan niệm truyền thống, quét dọn nhà cửa trong thời gian này là quét đi hết tài lộc của năm mới ra khỏi nhà.
2. Không cho lửa
Vào ngày mồng Một, nếu xin lửa sẽ không ai cho. Bởi vì lửa đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Nếu cho lửa đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác.
Vào ngày mồng Một, nếu xin lửa sẽ không ai cho. Bởi vì lửa đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Nếu cho lửa đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác.
3. Không cho nước
Cũng giống như lửa, nước là một yếu tố trong ngũ hành, có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống và sinh hoạt của con người. Nước cũng là yếu tố phát sinh tài lộc. Hình ảnh nước đầy áp cũng được ví như tài lộc dồi dào.Bởi vậy mà việc cho nước ngày mồng Một cũng nên kiêng kỵ.
Cũng giống như lửa, nước là một yếu tố trong ngũ hành, có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống và sinh hoạt của con người. Nước cũng là yếu tố phát sinh tài lộc. Hình ảnh nước đầy áp cũng được ví như tài lộc dồi dào.Bởi vậy mà việc cho nước ngày mồng Một cũng nên kiêng kỵ.
4. Không đi chúc Tết sáng mùng Một
Theo quan niệm, vai trò của người xông nhà vào sáng mồng Một rất quan trọng. Nếu trong năm mới, gia chủ được vạn sự tốt lành thì không sao nhưng nếu họ gặp phải điều không may mắn thì dễ đổ lỗi vì người xông nhà đầu năm “nặng vía”. Chính vì thế mà vào sáng mùng Một Tết người Việt thường chỉ ở nhà thắp hương cúng lễ, sau đó, đi chúc Tết cha mẹ, họ hàng.
Theo quan niệm, vai trò của người xông nhà vào sáng mồng Một rất quan trọng. Nếu trong năm mới, gia chủ được vạn sự tốt lành thì không sao nhưng nếu họ gặp phải điều không may mắn thì dễ đổ lỗi vì người xông nhà đầu năm “nặng vía”. Chính vì thế mà vào sáng mùng Một Tết người Việt thường chỉ ở nhà thắp hương cúng lễ, sau đó, đi chúc Tết cha mẹ, họ hàng.
5. Tránh không làm đổ vỡ đồ dùng
 Việc làm dổ vỡ bát đĩa ấm chén trong ngày mồng Một Tết rất kiêng kỵ vì đổ vỡ chính là tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ của bạn.
Việc làm dổ vỡ bát đĩa ấm chén trong ngày mồng Một Tết rất kiêng kỵ vì đổ vỡ chính là tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ của bạn.
6. Không xảy ra bất hòa
 Vào ngày mồng Một, dù có bất đồng hoặc khó chịu với nhau tới mức nào bởi bất cứ chuyện gì, thì người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã và xích mích với nhau trong ngày đầu năm. Điều này để tránh không khí không vui trong ngày tết.
Vào ngày mồng Một, dù có bất đồng hoặc khó chịu với nhau tới mức nào bởi bất cứ chuyện gì, thì người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã và xích mích với nhau trong ngày đầu năm. Điều này để tránh không khí không vui trong ngày Tết.

7.  Không nói điều xui xẻo

Ngày mồng Một Tết chỉ nên nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, không nên khóc lóc, buồn tủi, không nói lại chuyện đen đủi, rủi ro của năm cũ.
Ngày mồng Một Tết chỉ nên nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, không nên khóc lóc, buồn tủi, không nói lại chuyện đen đủi, rủi ro của năm cũ.

 8. Kiêng mở tủ

Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
 9.Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Trong ngày Tết, mùng Một, ngày Rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
 10. Kiêng ăn món xui
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
 

11. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
 12. Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.