14 loài hoa lan rừng hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Tuy ngày nay nhiều giống lan được lai tạo, phát triển đa dạng, nhưng nhiều loại lan rừng nguyên sơ cũng đã đi đến bờ vực tuyệt chủng. Dưới đây là danh mục các loại phong lan rừng quý hiếm trong Sách đỏ thực vật Việt Nam.
1.Lan kim tuyến Sa Pa
Tên Việt Nam: Kim tuyến Sapa
Tên Latin: Anoectochilus chapaensis
Đặc điểm: Ra hoa tháng 10-12, Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác trong rừng nơi bóng mát, ở độ cao 1500 - 1800m.
Phân bố: Trong nước: Lào Cai (Sapa), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã).
2. Lan đơn hành 2 màu
Tên Việt Nam: Đơn hành hai màu
Tên Latin: Monomeria dichroma
Đặc điểm: Ra hoa tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác ở độ cao 700 - 2250m.
Phân bố: Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh, Thăng Heng), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Braian, Di Linh), Khánh Hòa (Nha Trang), Kontum (Ngọc Linh, Đắk Ban Khong), Trung Bộ (Nho Kbang).
3. Lan hành Averynov
Tên Việt Nam: Lan Hành Averyanov
Tên Latin: Bulbophyllum averyanovii
Đặc điểm: Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 600 - 900m.
Phân bố: Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu thuộc tỉnh Gia Lai (Chư Pah: Gia Lu).
4. Lan Hoàng thảo bạch hỏa hoàng
Tên Việt Nam: Lan Hoàng thảo bạch hỏa hoàng
Tên Latin: Dendrobium bellatulum.
Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 7-8. Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các thân cây gỗ lớn trong rừng (kể cả cây thông già), ở độ cao 600 - 1.500m.
Phân bố trong nước: Kontum, Lâm Đồng.
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.
5. Lan Hoàng thảo Gia Lu
Tên Việt Nam: Lan Hoàng thảo Gia Lu
Tên Latin: Dendrobium nobile var. alboluteum
Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 9-10, tái sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các thân cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200m.
Phân bố: Mới thấy ở Gia Lai.
6. Lan Hoàng thảo Tam Đảo
Tên Việt Nam: Lan Hoàng thảo Tam Đảo
Tên Latin: Dendrobium daoense
Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 4-6, tái sinh sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các hân cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 900-1200m
Phân bố: Trong nước: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
7. Lan Hoàng thảo thơm
Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo thơm
Tên Latin: Dendrobium amabile
Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 5-6, tái sinh sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các hân cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 200-500m
Phân bố: Trong nước: Quảng Trị (Làng Khoai), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Gia Lai.
Thế giới: Trung Quốc
8. Lan Hoàng thảo ý thảo
Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo ý thảo
Tên Latin: Dendrobium gratiosissimum
Đặc điểm: Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 1500m.
Phân bố: Trong nước: Quảng Trị, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng.
Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào.
9. Lan huyết Nhung trung
Tên Việt Nam: Lan Huyết Nhung trung
Tên Latin: Renanthera annamensis
Đặc điểm: Tái sinh bằng chồi và hạt, Sống bám trên các cây gỗ lớn trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 1200-1600m.
Phân bố: Trong nước: Mới thấy ở Lâm Đồng (Đà Lạt).
10. Lan kiến cò
Tên Việt Nam: Lan Kiến cò praetermiss
Tên Latin: Habenaria praetermissa
Đặc điểm: Ra hoa tháng 10, tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác trong rừng, độ cao ở 100-200m.
Phân bố: Trong nước: Hà Nam.
Thế giới: Trung Quốc.
11. Lan mật khẩu Bì Đúp
Tên Việt Nam: Lan mật khẩu bì đúp
Tên Latin: Acampe bidoupensis
Đặc điểm; Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên cây trong rừng thưa, ở độ cao 200-1500m.
Phân bố: Mới thấy ở Lâm Đồng
12. Lan mật khẩu giả
Tên Việt Nam: Lan mật khẩu giả
Tên Latin: Cleisostomopsis eberhardtii
Đặc điểm: Sống bám trên thân và cành thông hay một số cây gỗ khác trong rừng mưa nhiệt đới, ở độ cao khoảng 1400 - 1800m
Phân bố: Lâm Đồng (Đà Lạt: thác Dantala, Lạc Dương: núi Langbian, Đơn Dương), Ngọc Linh, Chư Yang Sin)
13. Lan thanh đạm
Tên Việt Nam: Lan thanh đạm
Tên Latin: Coelogyne eberhardtii
Đặc điểm: Tái sinh bằng chồi và hạt, bám trên các cây gỗ trong rừng thưa, rừng thông, ở độ cao 1400 - 2150m.
Phân bố: Mới tìm thấy ở Lâm Đồng, thế giới thì chưa biết.
14. Lan tiểu hoàng đỏ
Tên Việt Nam: Lan dáng hương hồng nhạn
Tên Latin: Aerides rubesscens
Đặc điểm: Nở hoa vào tháng 4, sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 1000-1800m.
Phân bố: Mới chỉ gặp được ở một vùng núi nhỏ thuộc tỉnh Lâm Đồng (Lạc Dương: núi Langbian, Đà Lạt, Đơn Dương).