14 nước mất quyền bỏ phiếu tại LHQ

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 22/1 đã thông báo với Đại hội đồng Liên hợp quốc về danh sách 14 quốc gia thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất hành tinh này.

Trong số những nước chưa hoàn thành việc đóng góp hàng năm cho Liên hợp quốc có Venezuela, quốc gia hiện đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên vào tháng tới. 

Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Việc khất nợ Liên hợp quốc sẽ khiến những nước trên bị đình chỉ quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng như khiến vị thế của những nước này có thể bị suy yếu tại Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết cho phép 5 quốc gia nghèo nhất và bị chiến tranh tàn phá được phép bỏ phiếu trong kỳ họp hiện tại sẽ kết thúc vào tháng Chín tới, bao gồm Comoros, Guinea-Bissau, Sao Tome và Principe, Somalia và Yemen. 

Chín nước còn lại bị đình chỉ quyền bỏ phiếu gồm Venezuela, Cộng hòa Dominica, Saint Vincent và Grenadines, Burundi, Bahrain, Libya, Mali, quần đảo Marshall và Vanuatu. 

Để khôi phục lại quyền bỏ phiếu, 9 quốc gia trên bắt buộc phải cung cấp các khoản đóng góp tối thiểu, từ 1.360 USD đối với Burundi và 2.155 USD đối với Saint Vincent và Grenadines, đến 2,1 triệu USD đối với Cộng hòa Dominica và dưới 3 triệu USD đối với Venezuela. 

Theo điều 19 trong Hiến chương Liên hợp quốc, thành viên nào của tổ chức này nợ những khoản tiền đóng góp của mình cho Liên hợp quốc sẽ bị tước quyền bỏ phiếu ở Đại hội đồng, nếu số tiền nợ bằng hoặc vượt quá số tiền mà quốc gia đó đóng góp trong 2 năm qua. 

Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể cho phép các nước thành viên đó được bỏ phiếu nếu xét thấy sự chậm trễ đó là do những hoàn cảnh xảy ra ngoài ý muốn./.

Theo Vietnam+

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.