Ngô Miễn Thiệu (1499-?) là người làng Tam Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nổi tiếng thông minh, mẫn tiệp, năm 1518, ông đỗ trạng nguyên, làm quan nhà Lê tới chức Ngự sử, Lễ bộ Thượng thư, Đông các Đại học sĩ, tước Trình Khê bá.
Bài thơ khiến nhà Minh rút quânNăm 1527, Mạc Đăng Dung truất ngôi nhà Lê, Ngô Miễn Thiệu không ra làm quan mà về quê mở trường dạy học. Theo sử sách lưu truyền, Ngô Miễn Thiệu là người thầy mẫu mực, trí tuệ và đức độ. Trong 8 năm, ông đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, sau này đỗ cao trong các kỳ thi.
Hai con trai của ông gồm Ngô Diễn đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất năm 1550 và Ngô Dịch đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn năm 1556. Người con nuôi Nguyễn Gia Mưu đỗ tiến sĩ năm 1559.
Lớp học ngày xưa. Ảnh minh họa. |
Dù đã từ quan về quy ẩn, với tài năng hơn người, thầy giáo trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu vẫn rất được các triều đại phong kiến yêu mến, nhờ vả.
Năm 1533, nhà Minh sai Mao Bá Ôn mang đạo quân áp sát biên giới nước ta. Mao Bá Ôn gửi điệp văn hỏi tội nhà Mạc kèm bài thơ “Vịnh bèo” hàm ý dọa nạt, nói rằng nếu nước Nam ta không có ai đối được sẽ xuất quân sang đánh.
Trong bài xướng thơ “Vịnh bèo” đầy vẻ ngạo mạn này, viên tướng phương Bắc cố ý chơi xỏ vua Mạc Đăng Dung, vì biết tên ông nội Mạc Đăng Dung là Mạc Bình (bình tức là bèo):
Khi điệp văn cùng bài thơ “Vịnh bèo” gửi đến triều đình nhà Mạc, không ai đối được, vua Mạc phải cho người về Tam Sơn mời trạng Thiệu. Lần này, trạng Thiệu chấp nhận ra giúp nhà Mạc là vì quốc thể chứ không phải danh lợi.
Ngô Miễn Thiệu xem bài thơ và nói: "Nếu không có lời lẽ thống thiết thì làm sao lui được quân Minh, nhà vua muốn thì có khó gì". Ông bèn họa thơ của Mao Bá Ôn và thảo điệp văn gửi quân Minh, ký tên Đầu Mục Mạc Đăng Dung.
Bài thơ họa của Ngô Miễn Thiệu được dịch như sau:
Sau khi nhận được bài họa thơ “Vinh bèo” và điệp văn của trạng Ngô Miễn Thiệu, Mao Bá Ôn biết nước Nam còn có người tài, chẳng dễ gì khuất phục, bèn rút quân về.
Thầy giáo Lương Thế Vinh và chuyện làm xấu mặt sứ giảLương Thế Vinh (1441-1496), quê huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay. Từ bé, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng học giỏi. Ông đỗ trạng nguyên trong khoa thi Quý Mùi (1463).Ngoài công việc triều chính, Lương Thế Vinh còn dạy học, được xem là người thầy rất khác biệt.
Quan điểm giáo dục của ông khác với bạn bè đồng liêu, coi trọng việc học phải đi đôi với hành, gần gũi thiên nhiên.Ông nhiều lần mạnh dạn đề ra cải cách giáo dục, thi cử, mở trường học đến tận nông thôn. Trạng Lường cũng quan tâm dạy đạo đức và các tri thức ứng dụng trong thực tế. Cuốn sách Đại Thành toán pháp của ông là thành tựu tiêu biểu thời phong kiến.
Khi làm thầy, học trò của thầy Lương Thế Vinh có nhiều người đỗ đạt cao, tiêu biểu trong số đó có tiến sĩ Lương Đắc Bằng, người sau này trở thành thầy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vốn hay chữ, trọng hiền tài nên khi thấy Lương Thế Vinh thông minh, tài giỏi, nhà vua rất yêu quý, thường giữ ông bên mình, giao cho những nhiệm vụ quan trọng cả về đối nội lẫn đối ngoại.
The sách Sứ thần Việt Nam, có lần, sứ nhà Minh là Chu Hy thách đố ông cân một con voi, Lương Thế Vinh đã đưa voi lên chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước. Sau đó, ông cho dắt voi lên, đổ đá hộc xuống thuyền cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả.
Chu Hy thán phục nhưng vẫn tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than rằng: "Nước Nam quả lắm người tài!".
Lương Thế Vinh đáp lại người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ nhà Minh hổ thẹn vì không biết sử nước nhà.
Bảng nhãn Lê Quý Đôn - thầy giáo khiến ngoại bang kính nểLê Quý Đôn (1726-1784), người huyện Diên Hà (nay thuộc Hưng Hà, Thái Bình). Ông là con của tiến sĩ Lê Trọng Thứ. Nổi tiếng thần đồng khắp trấn Sơn Nam, 26 tuổi, ông đỗ đầu cả 3 kỳ thi.
Sau này, khi thi đỗ đạt, ông ra làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình. Lê Quý Đôn là nhà bác học có kiến thức uyên bác, gần như thâu tóm mọi tri thức thời bấy giờ.
Trong chuyến đi sứ nhà Minh năm 1759, ông mang theo một số tác phẩm của mình cho nhiều nho thần Trung Quốc xem. Họ rất thán phục. Đề đốc Quảng Tây Chu Bội Liên, một học giả nổi tiếng đời Thanh, nhận xét rằng: “Nước tôi có nhiều nhân tài, nhưng những người có tài như sứ quân đây chỉ được một vài người”.
Tranh vẽ thầy giáo Lê Quý Đôn. |
Lê Quý Đôn được mệnh danh “túi khôn của thời đại”, sử sách đánh giá ông là người thầy lỗi lạc. Ngoài việc làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, Lê Quý Đôn từng mở trường dạy học, có nhiều học trò đỗ đạt cao.
Khác với các bậc tông sư đương thời, Lê Quý Đôn sớm nhận thấy những hạn chế của giáo dục đương thời với cách “học vẹt” để thi đỗ làm quan, chỉ biết nhồi nhét kinh sử, trong khi coi thường những môn giáo dục khác. Trong sách Vân Đài loại ngữ, ông đề xuất phải thay đổi: “Giáo khoa phải dạ cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị”.
Ông chủ trương học phải nắm lấy cái chính, có óc suy luận, không ỷ vào sách vở, như viết trong sách Dịch kinh phu tuyết: “Sách không hết lời, lời không hết ý… phải hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài sách mới được” hay “đọc sách một thước không bằng hành một tấc”.
Đánh giá về tài năng của thầy Lê Quý Đôn, quan tham tụng Bùi Huy Ích của nhà Lê - Trịnh, khẳng định: “Học vấn sâu rộng, văn chương lỗi lạc, thông minh nhất đời, trước tác không mệt. Nước Nam ta trong khoảng hai trăm năm nay mới có một người như thầy”.