4 dưỡng chất quý giá cho sự phát triển não bộ của bé
Ngay từ những ngày đầu đời của trẻ cho tới khi trẻ được 2 tuổi, não bộ của trẻ sẽ đạt đến 80% kích thước so với não người lớn. Vì vậy, đây là giai đoạn vàng cho sự phát triển trí não.
Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố di truyền (do gen), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ em như chất đạm, iốt, sắt, các axit béo không no chuỗi dài.
Thứ nhất, chất đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
Thứ hai là iốt, khi trong thực phẩm thiếu iốt thì lượng iốt di chuyển qua nhau thai của người mẹ sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu. Khi đó, nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ và dẫn đến bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.
Thứ ba là sắt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu.
Thứ tư là các axit béo không no chuỗi dài. Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA và ARA là các thành phần lipid chính của não.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, omega là loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, omega 3 giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch và huyết áp, hỗ trợ suy giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa, duy trì sức khỏe tổng thể cho trẻ em.
Omega tham gia vào cấu trúc, chức năng của não bộ và từng tế bào thần kinh, đặc biệt là thể vân của vỏ não.
Bên cạnh đó, nó cũng tham gia vào cấu tạo của các màng synap, các màng này giúp cho sự dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh khác một cách nhanh hơn. Nó giúp trẻ em có thể đáp ứng được trước những tác nhân, kích thích của môi trường một cách nhanh nhạy hơn.
Chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ
Theo chuyên gia, hàm lượng omega 3 được tìm thấy trong cấu trúc võng mạc khá cao. Vì vậy, khi có đầy đủ axit béo omega 3 sẽ giúp bé có thị lực tốt hơn, từ đó quan sát thế giới bên ngoài nhiều hơn, giúp hỗ trợ cho sự phát triển não bộ.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho rằng chế độ ăn bổ sung được đầy đủ lượng omega 3 sẽ giúp cho bé có thể kiểm soát chỉ số cảm xúc EQ, như vậy sẽ từng bước giúp bé học hỏi và hoàn thiện hơn và phát triển não bộ tốt hơn.
Nếu bữa ăn hàng ngày của trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu omega 3, trẻ sẽ đối diện với sự phát triển não bộ hạn chế, nhận thức chậm hơn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, chậm vận động, thị lực kém, đề kháng kém, có thể dễ bị dị ứng, hen suyễn, bệnh về tim mạch...
PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm omega 3 có các nguồn chính từ động vật, nhuyễn thể và thực vật. Tuy nhiên, omega có nguồn gốc động vật như chiết xuất từ dầu cá sẽ có vị tanh, đối với trẻ nhỏ sẽ khó tiếp nhận.
Đáng lưu ý, ALA (một trong 3 dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và hình thành chức năng não bộ) chỉ có trong omega thực vật vị nguyên bản không pha hương liệu chất tạo màu, tạo mùi, không biến đổi gen nên an toàn cho bé.
Đồng quan điểm, TS.BS Lê Minh Trác - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), cũng khuyến cáo, cha mẹ cần bổ sung omega ngay từ giai đoạn đầu đời, nhất là từ khi em bé được sinh ra đến 3 năm đầu tiên, khi não bộ của trẻ có sự phát triển thần tốc và nhanh chóng.
Omega thực vật ALA có đặc tính chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào thần kinh, duy trì khả năng học tập và hiệu suất ghi nhớ. Nó cũng chuyển thành DHA và EPA cho cơ thể khi cần thiết. Theo BS Trác, cơ thể trẻ nhỏ chưa hoàn thiện chức năng gan, thận nên việc bổ sung omega cần đảm bảo giúp cơ thể trẻ dễ dàng tiếp nhận và hạn chế các tác dụng phụ nhất.
Thực phẩm giàu omega-3 gồm cá thu, cá hồi, dầu gan cá, hạt óc chó, hạt chia, cá trích, hạt lanh, cá ngừ, cá cơm, lòng đỏ trứng, hạt điều…
Trong 100gr cá thu chứa 5.134mg omega 3, trong 100gr cá hồi có chứa 2.260mg omega 3, 100gr cá trích có chứa 1.729mg omega 3… Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt và rau xanh như: bắp cải Brusse, cải xoăn, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina, đậu Hà Lan... Trong 100gr rau chân vịt có chứa 138mg omega 3 và 26mg omega 6, trong 100gr hạt chia có 4.915mg omega 3 và 1.620mg omega 6.