4 mẹo để chồng tự nguyện xắn tay vào bếp

Theo N. Minh (phunuvietnam.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Có nhiều cách khá đơn giản để có thể lôi kéo chồng vào bếp, chia sẻ việc nhà cùng vợ. Bạn hãy thử 4 mẹo nhỏ dưới đây xem sao:
Lời nói nên tránh
Các ông chồng rất “dị ứng” với những lời sai khiến, càm ràm kiểu như: “Sao anh cứ ngồi ì ra thế, anh không nhìn thấy vợ vất vả thế này à? Anh nhặt rau để em còn làm việc khác cho xong”…
Chỉ cần thay đổi cách nói thì việc gì chồng cũng vui vẻ làm. “Anh nhặt giúp em bó rau, em tranh thủ rán thịt để lát ăn cơm cho nóng”; “Anh thu mâm giúp em nhé, không để đây con lại làm vỡ hết”; “Em hơi thấp, không với lên trần để lau được, anh giúp em nhé”… Những lời nhờ vả nhẹ nhàng nhưng có sức hút ấy dễ khiến ông chồng đang ngồi chơi cũng bật dậy để giúp vợ.
240_f_133405363_p9aawjoovmhi9q0x66ctmyumybl2mqy2.jpg
Động viên kịp thời
Ít nấu ăn hơn vợ nên việc nhiều ông chồng nấu không ngon là chuyện dễ hiểu. Thế nhưng, khi nhờ chồng vào bếp, nếu bữa cơm không được như ý, người vợ không nên chê mà tìm cách động viên chồng. Có như vậy, những lần sau chồng mới hào hứng vào bếp và cố gắng nấu ăn ngon hơn. Chị Nguyễn Thanh Thảo (Trung Kính, Hà Nội) cho biết, lần đầu tiên chồng chị nấu ăn nên rau xào bị mặn, thịt kho lũng bũng nước, thế nhưng chị không dè bỉu, chê bai.
Ngược lại, chị khen anh mới nấu mà được như vậy là giỏi hơn nhiều người. Từ đó, anh rất có hứng thú vào bếp và sáng tạo những món ăn mới. Lần nào chị Thảo cũng tấm tắc khen chồng và giờ đây chồng chị thường xuyên tranh việc bếp núc.
Mềm mỏng phân công việc nhà
Muốn chồng cùng chia sẻ việc nhà, người vợ nên bày tỏ mong muốn với chồng. Người vợ có thể lên một danh sách các công việc trong nhà như đón con, thổi cơm, lau nhà, rửa bát, giặt quần áo... và cho chồng lựa chọn. Những việc còn bạn sẽ làm. Các bà vợ cần nhớ, dù phân công rõ ràng nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt, không nên trách móc hay đá thúng đụng nia khi chồng không làm tròn trách nhiệm của mình.
Hăng hái làm món ăn vặt
Rủ chồng làm đồ nhậu là cách dụ chồng vào bếp nhanh nhất. Chỉ cần “vẽ” ra một vài món cho chồng chọn rồi đi mua nguyên liệu về và kiếm cớ không biết nấu, chồng sẽ nhanh chóng “ra tay”. Các ông chồng hay đi nhậu nên khá sành ăn và sẽ biết cách chế biến món ăn thơm phức, hấp dẫn.
a417221e76589f06c649.jpg
Lúc đó, người vợ sẽ đứng bên cạnh phụ chồng, trầm trồ khen chồng khéo tay. Tần suất được thể hiện tay nghề càng nhiều thì việc vào bếp cùng chồng càng dễ. Người vợ khi ấy sẽ là người được hưởng thụ những món ngon chồng nấu.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.