4 phụ nữ tháp tùng ông Kim Jong-un trong hội nghị ở Hà Nội

Theo Phương Vũ (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Em gái, trưởng nhóm nhạc và quan chức nhiều kinh nghiệm đàm phán về hạt nhân nằm trong số phái đoàn tháp tùng ông Kim.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hôm qua đi tàu đến Việt Nam sau hành trình xuất phát từ Bình Nhưỡng qua Trung Quốc. Tháp tùng ông trên chuyến tàu là em gái Kim Yo-jong và trưởng nhóm nhạc Moranbong Hyon Song-wol.

Sau khi đến khách sạn ở Hà Nội, Chủ tịch Kim Jong-un đã họp với các phụ tá, trong đó có hai người phụ nữ là lãnh đạo văn phòng chiến thuật của Mặt trận Thống nhất Triều Tiên Kim Song-hye và Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui.

Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, bước xuống sân ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, sáng ngày 26/2. Ảnh:Hữu Khoa.

Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, bước xuống sân ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, sáng ngày 26/2. Ảnh: Hữu Khoa

Kim Yo-jong, sinh năm 1988, từng đi du học với anh ở Thụy Sĩ khi còn nhỏ. Cô giữ chức Phó chủ nhiệm Ban Tuyên giáo đảng Lao động Triều Tiên từ năm 2014, có nhiệm vụ củng cố và xây dựng hình ảnh cho anh mình. Tháng 10/2017, trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, Kim Yo-jong được bổ nhiệm làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.

Nhiệm vụ của Kim Yo-jong là phụ trách vấn đề tuyên truyền, từ các tuyên bố của chính phủ cho đến thông tin trên báo chí và phim ảnh. Tuy nhiên, chuyên gia về Triều Tiên Michael Madden cho rằng vai trò thực tế của cô vượt ra khỏi nhiệm vụ chính thức. Ông mô tả Kim Yo-jong có vai trò tương tự chánh văn phòng Nhà Trắng, tham gia vào mọi thứ, từ các vấn đề cơ bản cho đến những quyết định quan trọng: thử tên lửa hạt nhân, tình báo, chính sách đối ngoại, lịch trình, hậu cần và an ninh cho ông Kim Jong-un.

Cô Kim đã nhiều lần đồng hành cùng anh mình đến hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo quốc tế như với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Trump tháng 6 năm ngoái. Cô thể hiện sự cẩn thận khi quan tâm đến các chi tiết nhỏ, chẳng hạn như cô đưa bút cho ông Kim ký văn kiện tại Singapore thay vì để ông dùng bút phái đoàn Mỹ chuẩn bị sẵn.

Khi đoàn tàu bọc thép chở ông Kim Jong-un dừng tại ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn hôm qua, cô Kim đã bước xuống tàu trước để quan sát tình hình xung quanh. Khi Chủ tịch Kim Jong-un xuống tàu trò chuyện với quan chức Việt Nam, cô nhanh chóng ra xe limousine màu đen trước cửa ga để đợi anh trai.

Hyon Song-wol (giữa) tại Hàn Quốc đầu năm 2018. Ảnh: AP.

Hyon Song-wol (giữa) tại Hàn Quốc đầu năm 2018. Ảnh: AP.

Hyon Song-wol, sinh năm 1977, từng là giọng hát chính của nhóm nhạc pop Pochonbo Electronic Ensemble nổi tiếng vào đầu những năm 2000. Truyền thông Hàn Quốc cho biết cô Hyon đã quen biết ông Kim Jong-un từ thuở thiếu thời, khi ông trở về Triều Tiên sau quãng thời gian du học tại Thụy Sĩ.

Cô đã kết hôn với một sĩ quan Triều Tiên vào năm 2006 và có một người con. Hyon không chỉ là biểu tượng nhạc pop ở Triều Tiên mà còn tham gia hoạt động chính trị. Năm 2017, cô được bầu vào Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên.

Cô Hyon là trưởng nhóm nhạc Moranbong được thành lập vào năm 2012, gồm 10 thành viên xinh đẹp với phong cách thời trang hiện đại hiếm thấy ở Triều Tiên. Nhóm chơi pop, rock hay kết hợp nhiều thể loại và thường được ví như Spice Girls của Triều Tiên. Các thành viên trong nhóm được cho là do ông Kim Jong-un đích thân tuyển chọn, theo Straits Times

Đầu năm 2018, Hyon Song-wol dẫn đầu một đoàn nghệ thuật lớn đến Hàn Quốc để biểu diễn nhân dịp Olympic ở Pyeongchang và gây ấn tượng mạnh với công chúng Hàn Quốc. Nhiều người so sánh cách ăn mặc của cô với Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump. 

"Cô Hyon là người sôi nổi và rất trung thành với ông Kim", một quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết, theo Chosun Ilbo.

Kim Song-hye (trái)và quan chức Hàn Quốc trong cuộc họp tại Panmunjom năm 2013. Ảnh:Bộ Thống nhất Hàn Quốc.

Kim Song-hye (trái) và quan chức Hàn Quốc trong cuộc họp tại Panmunjom năm 2013. Ảnh: Bộ Thống nhất Hàn Quốc.

Kim Song-hye, sinh năm 1965, đã tham gia nhiều cuộc đàm phán giữa Hàn Quốc và Triều Tiên như hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và năm 2007. Bà cũng là người phụ trách đón tiếp các quan chức Hàn Quốc thăm Bình Nhưỡng như nghị sĩ Park Geun-hye (người sau này giữ chức tổng thống Hàn năm 2013 - 2017) năm 2002 và cựu đệ nhất phu nhân Hàn Lee Hui-ho năm 2011.

Việc một phụ nữ Triều Tiên làm việc trong lĩnh vực quan hệ liên Triều là rất hiếm, vì vậy, bà Kim Song-hye được đặt biệt danh là "nữ quan chức làm việc chăm chỉ cho các vấn đề về Hàn Quốc". Tháng 2/2018, bà đã tháp tùng cô Kim Yo-jong trong phái đoàn Triều Tiên đến dự Olympic mùa đông ở Hàn.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Cho Son-hui tại khách sạnRitz-Carlton ngày 11/6. Ảnh:AFP.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Cho Son-hui tại khách sạnRitz-Carlton ngày 11/6. Ảnh: AFP.

Choe Son-hui, sinh năm 1964, là nhà ngoại giao nữ cấp cao nhất ở Triều Tiên. Thứ trưởng ngoại giao Choe là con của cựu thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-rim, người giữ vị trí năm 2010 - 2013, nên có mối quan hệ thân cận với gia đình họ Kim cầm quyền. 

Bà đã học ở Triều Tiên, Trung Quốc, Áo, Malta, có nhiều kinh nghiệm đàm phán với Mỹ và thảo luận về chương trình hạt nhân. Choe Son-hui từng là phiên dịch viên tiếng Anh cho phái đoàn Triều Tiên tham dự các cuộc đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân những năm 2000 nhưng những nỗ lực đó đã thất bại.

Để chuẩn bị cho hội nghị Trump - Kim đầu tiên diễn ra ở Singapore năm ngoái, bà Choe là người dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên đàm phán với các quan chức Mỹ. Tháng 5/2018, bà gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là một "gã ngốc" khiến Trump tuyên bố hủy hội nghị thượng đỉnh nhưng sau đó nhanh chóng đảo ngược quyết định. Một số nhà quan sát khi đó cho rằng ông Kim Jong-un sẽ sa thải Choe nhưng bà vẫn tại vị.

Bà Choe "rất thông minh và có nhiều mối quan hệ", Ralph Cossa, chủ tịch Trung tâm Diễn đàn Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Thái Bình Dương, nhận xét.

Cả 4 người phụ nữ này đều từng tháp tùng ông Kim trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với ông Trump tại Singapore. Một số chuyên gia đánh giá sự có mặt của 4 người phụ nữ có thể là chiến lược của Triều Tiên nhằm gây ấn tượng với các lãnh đạo thế giới và thay đổi cách họ nhìn nhận Triều Tiên.

"Cân bằng giới trong chính trị là vấn đề ngày càng quan trọng ở nhiều quốc gia và Triều Tiên muốn được coi như theo kịp thời thế", Sarah Son, giám đốc nghiên cứu của Transitional Justice Working Group, tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc, nhận xét.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.