4 sai lầm khi đi vệ sinh nhiều người mắc, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào

Theo Hà Vũ (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nếu không dần từ bỏ những thói quen xấu này khi đi vệ sinh thì sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng và kéo theo nhiều hệ lụy khác.

1. Thời gian đi vệ sinh quá lâu

 Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là khoảng 3 phút. Tuy nhiên, từ khi có điện thoại thông minh, thời gian đi vệ sinh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thời lượng của bộ phim truyền hình hoặc thời gian của trận đấu game đang chơi… Nhưng ít người biết rằng, thời gian ngồi vệ sinh càng lâu, càng gây nguy hại cho sức khỏe.

Điện thoại là thủ phạm làm tăng thời gian đi vệ sinh

Điện thoại là thủ phạm làm tăng thời gian đi vệ sinh

Đại tiện là quá trình “bài tiết phân”, tức là cơ thể liên tục dùng áp lực để phân được “đẩy” ra ngoài, đồng thời quá trình này cũng khiến đường ruột chịu áp lực. Vì vậy, thời gian dài đi đại tiện, tăng nguy cơ mắc các bệnh như trĩ, giãn niêm mạc trực tràng, sa tử cung… Nếu muốn cơ thể khỏa mạnh, bất luận là sách, báo, hay điện thoại di động, máy tính bảng,… tất cả đều không được mang vào nhà vệ sinh.
2. Dùng lực quá mức khi đi vệ sinh
 Dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh thực ra không có chút lợi ích nào cho sức khỏe. Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Dùng lực rặn quá mạnh khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ đột tử.

Dùng lực rặn quá mạnh khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ đột tử.

Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.
3. Lau chùi sai hướng
 Bạn nghĩ rằng cứ dùng giấy hoặc khăn để vệ sinh sau khi đi vệ sinh là sạch sẽ? Thực tế có thể đúng là sạch sẽ nhưng nó cũng làm tăng hiểm họa nếu bạn dùng không đúng cách.
Nhiều người vẫn chưa biết cách lau chùi sau khi đi vệ sinh đúng cách

Nhiều người vẫn chưa biết cách lau chùi sau khi đi vệ sinh đúng cách

Nhiều người có thói quen lau chùi từ sau ra trước và thật không ngờ rằng đây lại là việc rất sai lầm. Luôn phải lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh. Lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy có nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.
Điều này đặc biệt quan trọng với người phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.
4. Sau khi đi đại tiện rửa tay qua loa
 Có câu nói, trước khi ăn cơm và sau khi đi đại tiện đều phải rửa tay. Mặc dù câu này được nói ra thường xuyên, nhưng rất nhiều người vẫn miễn cưỡng không thực hiện hoặc rửa tay qua loa cho xong. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Do vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh, sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay thật kỹ càng, sạch sẽ, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Rửa tay đúng chuẩn để tránh vi khuẩn gây bệnh

Rửa tay đúng chuẩn để tránh vi khuẩn gây bệnh

 Các bước rửa tay đúng chuẩn:

- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

- Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).

- Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).

- Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Thời gian rửa tay ít nhất là 30 giây, thời gian không đủ, hiệu quả làm sạch không tốt.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.