4 sai lầm khi nấu cơm mà nhiều người mắc phải

Chọn gạo quá thơm, quá trắng, vo gạo quá kỹ hay nấu cơm bằng nước lạnh là những sai lầm bạn hay vô tình mắc phải khi nấu cơm.

Nấu cơm tưởng như chuyện dễ dàng nhất nhưng lại đòi hỏi những yêu cầu tối thiểu để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Để nấu được nồi cơm ngon, đầy đủ các chất dinh dưỡng, bạn cần lưu ý để tránh những sai lầm dưới đây mà hầu như bà nội trợ nào cũng từng mắc:

1. Chọn gạo có mùi quá thơm, quá trắng

Nhiều nhà thích ăn cơm có mùi thơm tuy nhiên, phần lớn các loại gạo này muốn có mùi hương đặc biệt, lưu lại được lâu thì đều có sử dụng hương liệu tạo mùi, giữ mùi. Các loại hóa chất này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hơn là các loại gạo tự nhiên.

Ngoài ra, các bà nội trợ cũng thích các loại gạo có màu trắng đẹp mắt. Thực tế phần lớn các loại này đều bị xay xát quá kỹ, mất đi lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo. Phần gạo để ăn chỉ là lõi bột đường của gạo, do đó nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao...

 

Vì vậy, khi mua gạo, bạn nên chọn những loại có màu sắc và mùi hương tự nhiên, đặc biệt tránh những loại có mùi hương lạ hay màu trắng quá mức. Trước khi mua, nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi nhằm phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.

2. Vo gạo quá kỹ

Vo gạo cũng không kém phần quan trọng so với việc chọn gạo. Thông thường, các bà nội trợ cho rằng càng vo gạo kỹ thì càng tránh được bụi bẩn, vi khuẩn. Tuy nhiên, việc này lại làm mất đi những chất dinh dưỡng trong hạt gạo.

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng, cho nước vào nồi cùng với gạo, dùng tay khuấy đều để bụi bẩn, trấu nổi lên trên bề mặt, dùng tay nhẹ nhàng sàng lọc để lấy sạn, cuối cùng đổ nước đó đi. Tránh vò xát gạo vào nhau sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất trong hạt gạo.

 

Thông thường chỉ nên vo nước khoảng 2 lần và chỉ nên khuấy kỹ lần đầu tiên. Phần nước đầu này có thể bón cây hoặc rửa mặt đều tốt vì có nhiều chất dinh dưỡng. 

3. Nấu cơm bằng nước lạnh

Việc dùng gạo nấu cơm bằng nước lạnh rất phổ biến ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nấu cơm bằng nước nóng sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh. Điều này áp dụng cho cả nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi. Bởi nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.

Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.

Nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung giữ nhiệt, tránh cho gạo tiếp xúc với không khí sẽ khiến lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

4. Mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng

 

Nấu bằng nồi cơm điện sẽ tự động nhảy từ chế độ nấu sang chế độ hâm nóng. Bạn không nên mở vung ngay lúc này mà nên để chế độ hâm nóng khoảng 5-10 phút, sau đó mới mở vung và xới cơm ăn. Nếu mở ngay khi cơm vừa chín, phần cơm trên vẫn còn hơi nhão, bạn nên để thêm một chút để hạt cơm se lại, ăn sẽ thơm và ngon hơn. Khi nồi cơm báo nấu xong, chuyển sang giữ ấm, bạn cũng có thể mở vung nồi, dùng đũa đảo đều và đậy nắp lại để ủ đến khi nào ăn.

Theo ngoisao.net

tin mới

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.