4 việc ông Trump cần làm để chấm dứt 'cơn đau đầu' Triều Tiên

Cắt nguồn tài chính, tăng cường hiện diện quân sự nằm trong những biện pháp có thể giúp Trump giải quyết hồ sơ Triều Tiên.

4-viec-trump-can-lam-de-cham-dut-con-dau-dau-trieu-tien

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tươi cười bên cạnh một thiết bị được cho là bom nhiệt hạch. Ảnh: KCNA.

Mặc dù chưa thể xác thực được Triều Tiên đã phát triển thành công bom nhiệt hạch, vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Bình Nhưỡng với sức công phá lên đến 140 kiloton thực sự là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi.

Nếu cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ không có những hành động cụ thể  thì chắc chắn nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sớm muộn cũng sở hữu loại bom nguy hiểm nhất thế giới và gắn chúng lên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tấn công lục địa Mỹ, theo National Interest.

Chuyên gia quốc phòng Harry J.Kazianis đưa ra 4 biện pháp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cần thực hiện nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Trước hết, Mỹ phải nhanh chóng tìm cách cắt đứt mọi nguồn cung cấp tài chính cho Triều Tiên. Mục tiêu của hành động này, cũng giống các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc (LHQ), là hạn chế dòng tiền từ nước ngoài tài trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cần hành động nhanh chóng và đơn phương bằng cách liệt kê và trừng phạt tất cả đối tượng giúp Triều Tiên rửa tiền hay hỗ trợ Bình Nhưỡng "né" các lệnh trừng phạt trong cả quá khứ và hiện tại.

Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Trung Quốc và các ngân hàng của nước này đang hoạt động tại Mỹ, nhưng là bước đi cần thiết để đảm bảo Bắc Kinh và Bình Nhưỡng hiểu được rằng những hành động như vậy không thể tiếp tục được dung thứ.

Thứ hai, ông Trump cần phải mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tiếp tục theo đuổi và hiện thực hóa chính sách "xoay trục" tại châu Á của cựu tổng thống Barack Obama, đặt khu vực này vào danh sách ưu tiên hàng đầu về an ninh quốc gia.

Để làm được điều này, Tổng thống Mỹ cần phải tăng cường lượng khí tài hải quân đang được triển khai tại châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm việc bổ sung tàu ngầm tấn công, tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường cùng nhiều khu trục hạm trang bị hệ thống phòng thủ AEGIS, có khả năng đối phó với các cuộc tấn công từ Triều Tiên.

4-viec-trump-can-lam-de-cham-dut-con-dau-dau-trieu-tien-1

Một bệ phóng thuộc hệ thống THAAD ở Seongju, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

Thứ ba, Mỹ phải tăng cường năng lực của hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất trong khu vực lên ngang bằng với những hệ thống được triển khai trong lãnh thổ Mỹ. Washington cần nhanh chóng phối hợp với Tokyo để lắp đặt thêm các tổ hợp đánh chặn Patriot PAC-3, cũng như hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Cuối cùng, ông Trump cần thể hiện rõ lập trường của Mỹ là sẽ không bao giờ chấp nhận một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, và mọi giải pháp bao gồm cả quân sự luôn được chuẩn bị kỹ càng.

Dù Washington nhiều khả năng sẽ không phát động một cuộc chiến chống lại Bình Nhưỡng nhưng ông Kim Jong-un cần hiểu rõ rằng Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của Triều Tiên. Tổng thống Mỹ phải khiến ông Kim hiểu rằng Triều Tiên sẽ tự tay ký vào bản án tử hình nếu tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ.

"Mỹ đang phải trả giá cho việc không quan tâm đúng mức đến mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia mà đáng lẽ phải được đặt vào trung tâm trong chính sách của những chính phủ tiền nhiệm. Mặc dù Mỹ có thể sẽ không tìm được kế hoạch hoàn hảo để giảm thiểu nguy cơ, nhưng Washington vẫn còn nhiều giải pháp mạnh mẽ có thể đảm bảo an ninh cho chính mình và các đồng minh", Kazianis nhấn mạnh.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.