42 đại biểu Nghệ An tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II

Mạnh Hùng - Phạm Bằng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II có 42 đại biểu, do đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn.

Sáng 4/12, tại TP. Hà Nội, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II đã chính thức khai mạc. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, là biểu tượng đặc biệt của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tham dự Đại hội lần này có 42 đại biểu, do đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn. Trong đoàn có 22 đại biểu dân tộc Thái, 9 đại biểu dân tộc Thổ, 4 đại biểu dân tộc Mông, 4 đại biểu dân tộc Khơ mú, 1 đại biểu dân tộc Ơ Đu, 1 đại biểu tộc người Đan Lai.

Các đại biểu tham dự Đại hội là những điển hình có nhiều thành tích trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu DTTS các cấp; có nhiều thành tích đóng góp trong công tác dân tộc và có nhiều thành tích trong công tác vận động quần chúng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh kỷ niệm
Các đại biểu tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh kỷ niệm với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ảnh: Mạnh Hùng

BIỂU TƯỢNG SINH ĐỘNG VỀ SỰ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC

Diễn ra sau 10 năm kể từ lần thứ nhất, Đại hội lần này có chủ đề "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước" với 1.593 đại biểu chính thức tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em.

Đại hội nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2020-2030. 

Toàn cảnh Đại hội. Ảnh: Mạnh Hùng
Toàn cảnh Đại hội. Ảnh: Mạnh Hùng

Đại hội là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ủy ban Dân tộc cho biết, Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 14 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Các DTTS sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân tộc đa số ở 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở miền núi, biên giới vùng kinh tế - xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn; là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, KT-XH, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái.

Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, đặc sắc, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Cộng đồng các DTTS là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, đều là “Con Rồng cháu Tiên” chung sống hòa thuận; một lòng theo Đảng, kề vai, sát cánh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tặng quà cho đại diện thanh niên dân tộc thiểu số tại đại hội. Ảnh: Mạnh Hùng
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tặng quà cho đại diện thanh niên dân tộc thiểu số tại Đại hội. Ảnh: Mạnh Hùng

Dự thảo báo cáo của Đại hội đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến năm 2030 bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%; đến năm 2030 giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay).

Đến năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Đến năm 2030, quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở.

CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Phát biểu khai mạc Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án và Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình Mục tiêu Quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng mức vốn bố trí cho giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 130.000 tỷ đồng nhằm đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực với trọng tâm là phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; phát triển văn hóa, thông tin và du lịch; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đồng bào các dân tộc đã và đang góp phần to lớn vào tiến trình phát triển của đất nước trong kháng chiến cũng như trong hòa bình.

"Có thể khẳng định, đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh của đại dân tộc Việt Nam ta. Khi riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là đại dương. Chỉ khi cùng nắm chặt tay nhau tiến lên - 54 dân tộc anh em Con Lạc - Cháu Rồng, chúng ta sẽ xây dựng được một quốc gia hùng mạnh" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Ảnh:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Ảnh: Mạnh Hùng

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, thực hiện phương châm hành động “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

“Tôi mong muốn đồng bào dân tộc thiểu số của chúng ta dù khó khăn, vất vả đến đâu cũng phải ưu tiên thời gian và tiền của, tạo mọi điều kiện để cho con em chúng ta được đến trường, được vui chơi, được học hành đến nơi, đến chốn. Chỉ có giáo dục mới là con đường duy nhất đưa bản làng, quê hương, đất nước chúng ta phát triển giàu mạnh được" - Thủ tướng phát biểu nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc. Ảnh:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc. Ảnh: Mạnh Hùng

Thủ tướng kêu gọi, hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc (về tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, dân nhạc...), đồng thời, cần kiên quyết bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Thủ tướng cũng đề nghị phải cùng nhau tiếp tục xây dựng, vun đắp cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc trường tồn mãi mãi. Cơ đồ đất nước, vinh quang Tổ quốc đời đời thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề xuất phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 với số tiền hơn 356 tỷ đồng theo từng lĩnh vực.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(Baonghean.vn)- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung ký công điện yêu cầu người đứng đầu sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Một vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm liên quan đến dự kiến đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ở các địa phương hiện nay. Vậy, đặt tên như thế nào đảm bảo phù hợp là việc cần phải được nghiên cứu bài bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào

(Baonghean.vn) - Từ ngày 9-10/4, Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An do đồng chí Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết cổ truyền Bunpimay tới Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào tại tỉnh Khăm Muộn.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 10/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 10/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở NN&PTNT; Các đoàn công tác tỉnh Nghệ An thăm và chúc Tết cổ truyền Bunpimay; công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ… là những thông tin nổi bật ngày 10/4.

Giao Sở Nội vụ và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tìm phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 10 lao động trên tàu Kiểm ngư

Giao Sở Nội vụ và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tìm phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 10 lao động trên tàu Kiểm ngư

(Baonghean.vn) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của 10 lao động trên tàu Kiểm ngư tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào chiều 10/4. Cùng tham dự có đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Baonghean.vn) - Làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu ngành đẩy mạnh hoàn thiện chiến lược sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực; quan tâm nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp; huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng nông nghiệp...