450.000 năm trước, nước Anh từng một lần 'Brexit'

450.000 năm trước, phần đất ngày nay là nước Anh đã bắt đầu tách khỏi lục địa châu Âu. Các nhà khoa học gọi đây là cuộc Brexit 1.0 (Brexit lần 1).

Cùng thời điểm với việc nước Anh bắt đầu tiến trình tách khỏi Liên minh châu Âu (EU), các nhà khoa học vừa công bố bằng chứng mới cho cuộc chia cắt phần đất ngày nay là Anh với lục địa châu Âu, một cuộc Brexit của tạo hóa.

BBC ngày 4/4 cho biết giả thiết đang được chú ý là một dòng nước khổng lồ đã làm suy yếu rồi sụp đổ dải đất nối và sau đó mở ra eo biển Dover. Dover là phần hẹp nhất của eo biển Manche nằm giữa Anh và Pháp.

Hình ảnh minh họa dải đất nối Anh và châu Âu vào 450.000 năm trước. Ảnh: Imperial College London.

Hình ảnh minh họa dải đất nối Anh và châu Âu vào 450.000 năm trước. Ảnh: Imperial College London.

Dấu vết dưới đáy biển

Giả thiết này có từ lâu, nhưng bằng chứng mới về nó vừa được công bố trên chuyên san khoa học Nature Communications hôm 4/4. Sanjeev Gupta, giáo sư từ Imperial College London và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nhận xét: "Đây thật sự là sự kiện định hình phía tây bắc châu Âu - và định hình cả lịch sử nước Anh".

"Nếu việc đó không xảy ra, nước Anh đã luôn được gắn với châu Âu", ông nói.

Nửa triệu năm trước, Trái Đất khi đó đang trải qua Kỷ Băng hà. Phần đất nay là Dover (miền Nam nước Anh) được nối liền với lục địa châu Âu (nơi ngày nay là Calais, miền Bắc nước Pháp) bằng một dải đất.

Ngay phía bắc dải đất này và nằm về phía nam biển Bắc là một hồ lớn, được hình thành ngay rìa của tảng băng lớn đang bao phủ hầu hết châu Âu vào thuở đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng nước từ hồ này đột ngột dâng cao và tràn qua dải đất nối liền đó.

Bản đồ châu Âu ngày nay, Pháp và Anh bị ngăn cách bởi eo biển Dover dài 300 km.
Bản đồ châu Âu ngày nay, Pháp và Anh bị ngăn cách bởi eo biển Dover dài 300 km.

Bằng chứng cho cuộc hủy hoại này vẫn nằm dưới eo biển Manche. Vài thập kỷ trước, khi các kỹ sư khảo sát đáy biển để tiến hành xây dựng kênh đào qua eo biển Manche, họ phát hiện những hố lớn đầy bí ẩn.

Đến nay, các nhà khoa học đoán rằng các hố này là kết quả của hồ tràn bờ. Họ gọi những hố sâu này là những "miệng thác", tạo thành bởi dòng nước cao 100 m từ dải đất đổ xuống và làm xói mòn lớp đá ở đây.

Giáo sư Gupta cho biết: "Các hố hiện phủ đầy trầm tích. Nhưng điều thú vị là chúng không hẹp như dãy núi hoặc thung lũng. Chúng là những hố sâu riêng biệt".

"Và chúng nằm thành một đường. Một loạt hố sâu trải dài từ Dover đến Calais. Chúng cũng rất lớn, sâu 100 m xuống dưới lòng đá và rộng từ vài trăm m đến vài km".

Nguyên nhân vùng hồ lớn đột nhiên tràn bờ vẫn chưa được giải mã. Các nhà khoa học đoán rằng một tảng băng lớn đã rơi xuống đây và làm mực nước hồ dâng cao đột ngột.

Một vài thập kỷ sau, dải đất nối, vốn đã bị suy yếu, sụp đổ và chia cắt nước Anh với phần còn lại của châu Âu. "Có thể một cơn chấn động, đặc tính của khu vực này đến tận hôm nay, đã làm dải đất suy yếu thêm",Financial Times dẫn lời giáo sư Jenny Collier, một thành viên nhóm nghiên cứu.

Cuộc chia ly không tất yếu

Nhóm nghiên cứu cho rằng việc sụp đổ của dải đất trên, xét về mặt địa chất, không phải một sự kiện tất yếu. Nếu không phải vì một loạt các dịch chuyển tình cờ của địa chất, vùng hồ nước đá ở biển Bắc có thể đã tràn theo hướng tây bắc, chảy ra Đại Tây Dương. Khi đó, nước Anh sẽ tiếp tục được nối với lục địa châu Âu, không khác gì Đan Mạch ngày nay.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự kiện quan trọng nhất dẫn đến cuộc Brexit lần đầu tiên này xảy ra vào 450.000 năm trước. Dù vậy, khi đó dải đất nối vẫn chưa bị phá hủy hoàn toàn. Một đợt lũ khác, bí ẩn hơn và được cho đã xảy đến vào 160.000 năm trước, đã cuốn trôi hoàn toàn mối liên hệ địa lý giữa nước Anh ngày nay với châu Âu.

Sau đó, mảnh đất ngày nay là Anh từng có một vài lần "đoàn tụ" với châu Âu trong những thời kỳ mực nước biển xuống thấp, để lộ ra những vùng đất nối. Tuy nhiên, những vùng đất nối tiếp tục bị nhấn chìm khi Trái Đất ấm lên và mực nước biển tăng trở lại.

"Điểm quan trọng là cho đến 450.000 năm trước, phần đất nối luôn nằm trên mực nước biển dù thời tiết ôn hòa và mực nước biển cao", bà Colliers cho biết.

Theo Zing.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.