5 cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô

13/12/2017 21:55

(Baonghean.vn) - Mỗi chiếc xe hơi đều trải qua những thời điểm bảo dưỡng định kỳ ứng với số km đi được; mức bảo dưỡng định kỳ được các hãng xe áp dụng cho mỗi loại xe gần như giống nhau, thường là sau 5.000, 15.000, 30.000, 40.000 đến 100.000 km xe chạy.

1. Sau 5.000 km

cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô

Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5.000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt.

Mức bảo dưỡng định kỳ 5.000 km thường kiểm tra bên trong và bên ngoài xe; như kiểm tra đèn cảnh báo trên bảng táp -l ô, hệ thống lanh và âm thanh. Cơ cấu nâng hạ ghế bằng tay hay điều chỉnh điện, dây đai an toàn. Kiểm tra hoạt động của cần số, phanh tay, bàn đạp côn (ly hợp) với xe số sàn và chân phanh.

Kiểm tra hoạt động của bộ phun nước rửa kính, cần gạt nước. Công tắc đèn trần, nâng hạ vô-lăng, lên xuống kính và gương chiếu hậu. Kiểm tra đèn pha, điều chỉnh độ cao, theo góc lái. Đóng mở bình xăng, cốp và cửa xe. Cần gạt mưa phía sau (nếu có) hoặc đèn lái phía sau.

2. Sau 15.000 km

cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô

Trong lần bảo dưỡng định kỳ cho ô tô này, ngoài việc thay dầu máy bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Việc này sẽ giúp loại bỏ được những cặn bẩn do lọc dầu giữ lại trong suốt thời gian vận hành, đồng thời để động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt.

Mặt khác, các chuyên gia khuyên bạn tốt nhân nên thay lọc dầu cùng với khi thay dầu xe, nghĩa là cứ sau mỗi 10.000 km vận hành.

Ngoài ra, ở cấp bảo dưỡng ô tô này, bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp ở những chu kỳ bảo dưỡng tiếp theo.

3. Sau 30.00 km

cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô

Dù xe bạn có hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay không thì cứ sau 30.000 km nên thay lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa để đảm bảo sức khỏe.

Điều này cũng giúp cho động cơ hoạt động êm ái, tiết kiệm được nhiên liệu hơn khi vận hành.

4. Sau 40.000 km

cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô

Khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp này, bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… cho chiếc xe của mình. Điều này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống chuyển động của xe được vận hành tốt nhất.

Hơn nữa, sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các bặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ…

5. Sau 100.000 km

cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô

Cứ sau 100.000 km vận hành, nước làm mát động cơ có thể đã bị biến chất, đóng cặn làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, khi thực hiện bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở cấp độ này cần thay thế toàn bộ nước làm mát để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc…

Bên cạnh đó, cũng nên thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh… nếu cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lái xe.

Ngoài ra, theo dõi thường xuyên các bộ phận như hệ thống phanh, hệ thống lái, ánh sáng, hệ thống treo, lốp xe, ắc quy… để đảm bảo xe luôn trong tình trạng ổn định nhất.

Cũng cần lưu ý, mỗi nhà sản xuất xe sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng khi bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, đừng quên tham khảo thêm những thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe, hoặc đến những gara ô tô uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Kiểm tra thường xuyên

Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ nêu trên những bộ phận, hệ thống trên xe cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất như:

- Hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn các má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh hay ống dầu phanh.

- Hệ thống lái: Kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.

- Hệ thống treo: Kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, …. cần được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng.

- Hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật các công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn có hoạt động bình thường hay không.

- Các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau 30 - 60 giây, sau đó các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào. Khi nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết; nếu còn đèn báo sáng của hệ thống nào, chứng tỏ hệ thống đó gặp trục trặc và cần được sửa.

- Bình ắc quy: Hãy kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng 1 lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Đảm bảo các cọc bình luôn sạch và được xiết chặt. Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo dung dịch ở mức đúng tiêu chuẩn.


Ngọc Anh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
5 cấp độ bảo dưỡng định kỳ theo số km cho xe ô tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO