5 kỹ năng y tế cơ bản cần biết để cứu mình và cứu người

Theo Thiên Lan (thanhnien.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp, bạn rất cần phải mở rộng kiến thức y tế của mình. Tuy nhiên, có một số kỹ năng y tế cứu mạng thường bị bỏ qua, theo Natural News.
Ảnh:Shutterstock.
Ảnh:Shutterstock.

Điều quan trọng là bạn nân cân nhắc tham gia một khóa học sơ cứu cơ bản hoặc một khóa bồi dưỡng để học các kỹ năng sinh tồn y tế để có thể giúp bạn chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế, theo Natural News.

1. Biết cách mở đường thở và cách đặt bệnh nhân nằm

Một người bất tỉnh, dù vì nguyên nhân gì, đều dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở - có thể dẫn đến tử vong. Bạn có thể mở đường thở cho bệnh nhân bằng cách hơi nghiêng đầu của bệnh nhân và nhấc hàm của họ về phía trước. Sau đó, đặt họ nằm nghiêng, theo Natural News.

2. Ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu

Có nhiều vết thương gây chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Nếu có vết thương chảy máu, điều đầu tiên phải làm là cầm máu.
Nếu có thể, trước khi cầm máu hãy cố gắng rửa tay để tránh nhiễm trùng. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế hoặc túi ni lông sạch, mỏng, tiến hành:
Cho người bị nạn nằm xuống, nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
Dùng vải sạch hoặc bông băng ép chặt lên thành của các mạch máu bị thương hoặc vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút, không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa.
Thêm bông băng nếu cần thiết.
Nếu vết thương ở cánh tay, nâng cao vết thương lên vị trí cao hơn tim và nén chặt bằng một miếng gạc sạch cho đến khi xe cứu thương hoặc bất kỳ trợ giúp y tế nào đến, theo Natural News.
Nếu máu không ngừng chảy, có thể buộc ga rô hoặc sử dụng các hợp chất cầm máu để cầm máu. Dùng ga rô ép chặt động mạch tại các vị trí sau:
• Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
• Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.

3. Pha dung dịch bù nước đường uống

Những người bị bệnh nặng và bị thương thường cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Do bệnh nặng hoặc chấn thương, ruột của họ thường phản ứng chậm và không hoạt động tốt như bình thường. Dung dịch bù nước đường uống có thể cải thiện tình trạng của họ và thậm chí cứu sống họ.
Dung dịch bù nước đường uống là cách tốt để cung cấp chất lỏng và chất điện giải cho cơ thể. Cách tiếp cận này có thể giúp những người đang bị mất nước từ trung bình đến nặng. Vì bệnh nhân bị bệnh và bị thương thường không muốn uống bất cứ thứ gì, nên bạn sẽ phải cho họ uống một lượng nhỏ thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho 5 ml cứ sau 2 - 3 phút, sau đó 150 ml mỗi giờ và 1,5 lít trong 10 giờ, theo Natural News.

4. Đảm bảo uống nước sạch, hợp vệ sinh

Dù có khát đến mức nào, đừng uống đại bất cứ loại nước nào bạn gặp. Hãy đảm bảo uống nước sạch và an toàn. Uống nước không tinh khiết hoặc không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.

5. Rửa tay kỹ

Rửa tay bằng xà phòng và nước là một thực hành đơn giản có thể cứu sống bạn, nhưng nó gần như bị lãng quên hoặc bỏ quên hoàn toàn.
Tại sao rửa tay lại quan trọng như vậy. Cần phải cọ xát tay với nước để rửa sạch vi khuẩn. Làm điều này có thể làm giảm đáng kể việc truyền bệnh truyền nhiễm. Quên hoặc lơ là rửa tay có thể dẫn đến vi khuẩn chuyển từ tay sang thức ăn, miệng hoặc vết thương hở, gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng, theo Natural News.

Các kỹ năng sinh tồn quan trọng khác mà bạn cần phải biết

Để ứng phó tình huống khẩn cấp cũng cần chuẩn bị và dự phòng một bộ dụng cụ sơ cứu. Có một bộ dụng cụ sơ cứu đầy đủ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm các dụng cụ phù hợp để điều trị vết thương.
Băng và gạc là những dụng cụ tiêu chuẩn mà một bộ dụng cụ sơ cứu cần phải có.
Thêm những dụng cụ khác tùy theo nhu cầu cụ thể của các thành viên gia đình bạn. Chuẩn bị thêm các loại thuốc thay thế như dược liệu và thảo dược, cũng như các loại dầu để xử lý cho các chấn thương từ nhẹ đến trung bình, theo Natural News.
Cân nhắc tham gia một khóa học sơ cứu cơ bản hoặc một khóa bồi dưỡng để học các kỹ năng sinh tồn y tế khác có thể giúp bạn chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.

tin mới

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.