5 lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn ngon và bổ nhưng không phải ai cũng biết cách thưởng thức để giữ được giá trị dinh dưỡng của nó.

Phải ăn với rau răm

Nhiều người không thích ăn trứng vịt lộn với rau răm. Tuy nhiên, theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn.

Trong khi đó, trứng vịt lộn là món ăn công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, cút lộn có khả năng là để giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt lộn, cút lộn, đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể.

Quan trọng hơn, việc ăn kèm 2 thực phẩm này với nhau sẽ giúp cho người ăn trứng vịt lộn, cút lộn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

 

 Chỉ nên ăn vào buổi sáng

Nhiều người ăn trứng vịt lộn vô tội vạ. Cứ tiện thời điểm nào trong ngày là ăn thời điểm đó.

Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối.

Nguyên nhân vì trứng vịt lộn là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối và đi ngủ sẽ bị khó chịu dẫn tới tình trạng đầy hơi, không tiêu hóa được.

Chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần

Trong một quả trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Vì trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng, do đó bạn không nên ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày nếu không muốn bị tăng lượng cholesterol trong máu, bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Hơn nữa, ăn nhiều trứng vịt lộn khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.

Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn

Lý do đơn giản bởi vì hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.

Trên 5 tuổi trở lên, bạn cũng chỉ cho con ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.

Không phải người nào cũng ăn được ăn trứng vịt lộn

Không phải ai trong gia đình bạn cũng có thể ăn được trứng vịt lộn. Theo đó, những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn.

Bởi chúng có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột qụy.

Theo Gia đinh.net

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.