5 thành phố có hệ thống xử lý nước thông minh

25/03/2016 15:11

(Baonghean.vn) - Giải quyết vấn đề nước ở các khu vực đô thị là rất quan trọng, đòi hỏi cần sự kết hợp giữa tư duy, sự khéo léo, tiềm lực kinh tế và cách vận hành tổ chức. Dưới đây là mô hình sáng tạo của 5 thành phố về cách quản lý và bảo tồn nguồn nước.

Bangalore, Ấn Độ

Bangalore, thủ phủ tỉnh Karnataka là một trong 3 thành phố đông dân nhất Ấn Độ với gần 10 triệu người. Trong năm 2010, 450 hồ của thành phố đã bị đe dọa bởi các cá nhân muốn thâu tóm quyền sở hữu, dẫn đến lo ngại rằng nguồn nước sẽ không được sử dụng một cách bền vững.

Nhóm Hỗ trợ Môi trường (ESG) đã tổ chức 1 hội thảo để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ các hồ nước cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Trong năm 2010, 450 hồ tại Bangalore đã bị đe dọa tư nhân hóa, dẫn đến lo ngại rằng nguồn nước sẽ không được sử dụng một cách bền vững
Trong năm 2010, 450 hồ tại Bangalore đã bị đe dọa tư nhân hóa, dẫn đến lo ngại rằng nguồn nước sẽ không được sử dụng một cách bền vững.

Ngoài ra, ESG còn gửi đơn yêu cầu tòa án cấp cao tỉnh Karnataka cấm tư nhân hóa các hồ của thành phố. Kết quả là 1 ủy ban các cơ quan chính phủ đã được thiết lập để bảo tồn các hồ Bangalore cho hậu thế.

Khi 450 hồ của thành phố được phục hồi, các tầng chứa nước ngầm sẽ được bơm đầy. Đối với cộng đồng đô thị, điều này sẽ có lợi ích đáng kể khi mà số lượng nước sạch sẽ có đủ để chăm sóc cây trồng tốt hơn và hiệu quả.

Thành tựu của nhóm EGS đã ​​giành được giải thưởng sáng tạo của Liên Hiệp Quốc dành cho hoạt động quản lý nước tốt nhất trên thế giới trong năm 2012.

Cape Town, Nam Phi

Cape Town đã được quốc tế công nhận cho những nỗ lực trong quản lý nước. Trong 15 năm qua, thành phố đã giảm thiểu 30% công suất sử dụng nước, bất chấp dân số thành phố gia tăng 30%.

Chương trình bảo tồn nước của thành phố tiếp cận theo hai hướng: thuyết phục người dân sử dụng ít nước, và triển khai các công nghệ mới nhất để khai thác nước hiệu quả.

Quang cảnh thành phố Cape Town, Nam Phi vẫn giữ được vẻ trong lành khi áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước hợp lý
Quang cảnh thành phố Cape Town, Nam Phi vẫn giữ được vẻ trong lành khi áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước hợp lý.

Thành phố đã điều chỉnh áp lực nước để giảm thiểu lãng phí, thay thế đường ống cũ, cải thiện phát hiện rò rỉ, tiến hành sửa chữa mở rộng và cải thiện việc quản lý các hồ nước.

Trong năm 2011, Cape Town đã thay thế 20.574 mét nước hư hỏng và thuyết phục 95 công viên và sân golf sử dụng nước thải đã qua xử lý nhằm tiết kiệm hàng triệu gallon nước mỗi năm.

Sorocaba, Brazil

Người dân Sorocaba đang làm việc chăm chỉ để làm sạch các con sông của thành phố đã bị ô nhiễm nặng bởi các ngành công nghiệp, khai khoáng và nước thải. Trong một ngày duy nhất hồi tháng 6/2015, 228kg rác đã được lấy lên từ sông Sorocaba bởi chính người dân.

Công nhân thành phố thường xuyên loại bỏ 10 tấn bụi bẩn, lá, cành, rác từ sông Sorocaba trong một tháng và thực hiện tái chế lại
Công nhân thành phố thường xuyên loại bỏ 10 tấn bụi bẩn, lá, cành, rác từ sông Sorocaba trong một tháng và thực hiện tái chế lại.

Công nhân thành phố thường xuyên loại bỏ 10 tấn bụi bẩn, rác và tái chế lại trong một tháng. Những nỗ lực cũng đang được thực hiện để thay đổi cảnh quan ven sông. Công viên đang được xây dựng dọc theo bờ sông và cây cối cũng được trồng thêm để ngăn chặn mùa lũ.

Beira, Mozambique

Thành phố lớn thứ hai của Mozambique, Beira với sự giúp đỡ của Hà Lan, đã xây dựng một kế hoạch tổng thể đến năm 2035 nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về lũ lụt và xói mòn đất, đặt ra mối đe dọa cho cơ sở hạ tầng và sức khỏe con người.

Tiền huy động từ kế hoạch Tầm nhìn Beira 2035 sẽ được sử dụng để nạo vét bến cảng bỏ hoang và tái tạo khu vực
Tiền huy động từ kế hoạch Tầm nhìn Beira 2035 sẽ được sử dụng để nạo vét bến cảng bỏ hoang và tái tạo khu vực.

Thành phố đã xin tài trợ cho việc phòng chống ô nhiễm nguồn nước bằng cách thu hút vốn từ 300 nhà đầu tư đang quan tâm đến việc phát triển khu vực cảng của thành phố.

Tiền sẽ được sử dụng để nạo vét bến cảng, xây dựng nhà ở chi phí thấp, phát triển các ngành công nghiệp địa phương, cải thiện giao thông và hệ thống thoát nước và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ về nước.

Lima, Peru

Lima là một thành phố sa mạc với lượng mưa rất ít trong khi thủ đô của Peru có 8 triệu dân. Tệ hơn nữa, thành phố phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước tan băng từ dãy Andes ở Peru, nơi sông băng đang co lại mỗi năm và được dự báo sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 40 năm tới.

Trong năm 2007, quan chức Lima đã quyết định để đối phó với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, họ cần người dân chung tay giải quyết những vấn đề này.

Lima, thủ đô Peru, có 8 triệu dân nhưng lượng mưa trung bình mỗi năm chưa đầy 1 cm.
Lima, thủ đô Peru, có 8 triệu dân nhưng lượng mưa trung bình mỗi năm chưa đầy 1 cm.

Bộ Xây dựng, quy hoạch và vệ sinh môi trường cùng với chương trình nước và vệ sinh môi trường của WB đã kêu gọi người dân tiết kiệm nước, trau dồi ý thức người dân với môi trường.

Một giáo viên đã đi khắp các trường học tại Lima để giảng giải cho học sinh về vấn đề ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước hợp lý.

Thanh Hiền

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
5 thành phố có hệ thống xử lý nước thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO