6 bộ phận của gà nếu ăn sẽ rất có hại cho sức khỏe

Không ít người vì sở "nghiện" ăn phao câu, cổ gà hay da gà... mà rước bệnh vào người.
Thịt gà luôn là món ăn quen thuộc, giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải bộ phận nào ăn vào cũng có lợi. Bởi vậy, khi ăn thịt gà, nên hạn chế những bộ phận sau:
1. Phao câu
6 bộ phận của gà nếu ăn sẽ rất có hại cho sức khỏe ảnh 1
 
Phao câu là phần sau cùng của thân gà. Bộ phận này tích tụ mỡ và cholesterol nhiều nhất trong cơ thể con vật nên rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân tim mạch, rối loạn mỡ máu.
Phao câu còn là nơi tập trung nhiều loại siêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và nhiều thứ độc hại khác mà dù làm sạch vẫn không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, nhiều con gà hay có khối u vùng hậu môn, có thể là tế bào ung thư sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.
6 bo phan cua ga neu an se rat co hai cho suc khoe hinh 0 Không chỉ vậy, phao câu còn không có nhiều tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng như: giúp tóc đen, mượt; da đẹp hơn. Một số chuyên gia lý giải, trong phao câu chứa lượng nhỏ vitamin E nên có thể giúp da, tóc đẹp hơn song không đáng kể. Riêng về quan niệm ăn phao câu giúp vòng 3 to hơn là điều hoàn toàn vô lý.
2. Cánh gà
Cánh gà là chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà.
Bởi vậy, ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, lại là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.
Chưa kể tới việc cánh gà là nơi tiêm các loại kháng sinh hay thuốc tăng trưởng dành cho gà. Với việc thị trường hiện còn trôi nổi các thuốc kích thích tăng trưởng và các sản phẩm cánh gà không rõ nguồn gốc, thì không nên ăn cánh gà là điều cần làm ngay.
3.Cổ gà
Cổ gà ít thịt nhưng tập trung rất nhiều mạch máu và lượng hạch bạch huyết. Trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi tồn tại. Nếu ăn cổ gà chính là bạn đang nạp chất độc vào người.
Do đó, khi ăn thịt cổ gà nên bóc bỏ lớp da và không nên ăn nhiều.
4. Phổi gà
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.
Ngoài ra, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.
5. Mề gà
Mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây.
6. Da gà
Đối với da gà, trong đông và tây y đều khuyến cáo không nên ăn bộ phận này, đặc biệt khi bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao.
Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà./.
Theo VOV

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?