6 cách xử lý ô tô bị lệch lái

Công Hiếu 15/07/2023 14:49

Ô tô bị lệch lái là lỗi kỹ thuật ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành an toàn của xe. Dưới đây là 6 trường hợp lệch lái thường gặp nhất và cách xử lý.

1. Bánh xe bị lệch

Sau một thời gian sử dụng, độ chụm bánh xe sẽ có sự sai lệch nhất định. Ngoài ra, bánh xe cũng có thể bị lệch do va chạm giao thông, bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường sá hoặc chủ phương tiện không tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ. Hiện tượng này khiến vô lăng bị kéo sang trái hoặc sang phải, không đi theo đúng hướng xoay khi người lái đang điều khiển xe hoặc vô lăng vẫn hoạt động ngay cả khi người điều khiển đã buông tay lái. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến ô tô bị lệch lái, gây ra sự mệt mỏi cho người điều khiển khi phải căn chỉnh góc lái nhiều hơn. Ngoài ra, bánh xe bị lệch còn khiến lốp mòn không đều, dẫn đến giảm tuổi thọ lốp, thậm chí gây ra hiện tượng mất lái do vị trí bánh xe lệch trục.

Cách căn chỉnh góc lái:

Giữ tay lái sao cho bánh xe thẳng. Cố định lại tay lái và tắt máy xe. Tiếp theo, dùng tua vít mở ốc ở dưới tay lái để mở lấy túi khí ra ngoài. Lưu ý thật cẩn thận, không rút dây túi khí.

Dùng ống vít vặn ốc ở dưới túi khí ra để tháo vô lăng ra, cẩn thận rút vô lăng khỏi trục. Hãy ghi nhớ thật kỹ các cạnh trục để lát nữa lắp vào dễ hơn.

Lắp vô lăng trở lại trục với hướng bánh đã được cố định thẳng đứng như ban đầu. Để đảm bảo việc lắp vô lăng được thẳng với bánh thì phải để vô lăng nằm ngang. Ngoài một số dòng xe sang có chức năng căn chỉnh góc xe, chỉ cần căn sao cho góc hiển thị trên màn hình về số 0 thì lắp vô lăng là được.

Cuối cùng, hãy lái thử xe và cảm nhận xem ổn chưa. Nếu chưa có thể tháo ra và căn chỉnh lại như từ đầu.

2. Áp suất lốp không đều

Nếu áp suất của các lốp xe không đều nhau có thể khiến bánh xe bị lệch, đặc biệt là những chiếc lốp nằm hai bên đối diện nhau. Nếu lốp mòn xung quanh là hiện tượng áp suất lốp cao quá, nếu lốp mòn quanh mép ngoài thì là thiếu áp suất.

333.jpeg

Kiểm tra và khắc phục sớm nhất tình trạng ô tô lệch lái. (Ảnh minh họa)

Để khắc phục điều này, người lái cần trang bị công cụ đo áp suất lốp như đồng hồ hoặc cảm biến để thường xuyên theo và điều chỉnh mức áp suất lốp đúng tiêu chuẩn được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng hoặc ở khung cửa bên phía ghế lái.

3. Hệ thống lái hoặc hệ thống treo bị lỗi

Một số bộ phận của hệ thống treo và hệ thống lái ô tô bao gồm thanh giằng, ổ đỡ thanh chống và khớp bi... Những chi tiết này sẽ bị hao mòn hoặc hư hỏng sau một thời gian sử dụng, khiến xe không đi theo đúng hướng xoay vô lăng của người lái. Hiện tượng này được gọi là “memory steer”, tức là sau khi rẽ, xe vẫn tiếp tục di chuyển theo một hướng.

Để đảm bảo điều khiển xe an toàn, chủ phương cần thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống treo và hệ thống lái xe ô tô.

4. Vòng bi bánh xe bị hỏng

Vòng bi bánh xe ô tô còn được gọi là bạc đạn, có vai trò quan trọng làm giảm ma sát, tăng khả năng chịu tải và định vị các thiết bị quay, giúp máy móc vận hành trơn tru, tăng tuổi thọ bánh xe. Nếu vòng bi bánh xe bị hao mòn hoặc hư hỏng sau một thời gian sử dụng, xung quanh các bánh xe sẽ phát ra tiếng ồn khi vận hành. Ngoài ra còn khiến vô lăng bị rung, dẫn đến xe bị lệch lái.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên, chủ phương tiện cần kiểm tra nếu có vấn đề thì ngay lập tức đưa xe đến garage để bảo dưỡng và thay mới bạc đạn nếu cần.

5. Má phanh ô tô bị hỏng hoặc kẹt

Khi xe đang di chuyển, nếu người lái cảm thấy có một lực kéo khiến bánh xe có xu hướng bị lệch không theo sự điều khiển của vô lăng tức là má phanh đang có vấn đề. Khi má phanh bị mòn, hiệu quả phanh cũng bị giảm đi, thậm chí xuất hiện tình trạng vô lăng bị rung lắc mặc dù người lái điều khiển xe di chuyển với tốc độ ổn định.

Để khắc phục điều này, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe, thay thế má phanh chất lượng tốt, tại những cơ sở sửa chữa uy tín.

6. Bộ kẹp phanh bị trục trặc

Kẹp phanh ô tô có nhiệm vụ kẹp ở 2 bên của rôto, khi người lái đạp phanh sẽ tạo áp lực khiến bánh xe lăn chậm lại đến khi dừng hẳn. Nếu kẹp phanh không được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên có thể bị kẹt, khiến lực phanh bị cản trở và gây ra cảm giác lệch lái.

Hiện tượng bộ kẹp phanh bị hỏng tạo ra cũng tương tự như việc má phanh ô tô bị hỏng. Do đó, chủ xe cần kiểm xe, xác định sơ bộ nguyên nhân lệch lái trước khi đưa xe đến garage.

Theo vtc.vn
Copy Link

Mới nhất

x
6 cách xử lý ô tô bị lệch lái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO