6 dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi và cách phòng tránh

Lê Hoa (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra, dễ gây tử vong ở người bệnh. Được chia thành hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.

Lao phổi (lao hoạt tính) chiếm hơn 80% các trường hợp mắc lao. Trường hợp này người bệnh xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây truyền lao phổi cho người sống xung quanh. Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, khi xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-).

Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Gồm nhiều loại như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra, dễ gây tử vong ở người bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra, dễ gây tử vong ở người bệnh. Ảnh minh họa: Internet

Những người dễ mắc bệnh lao phổi:

  • Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh. Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm.

  • Sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao cũng có thể bị nhiễm lao.

Người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn lao phổi hoạt động. Ví dụ, người bệnh HIV khó kiểm soát vi khuẩn lao hơn nên có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn 20 - 30% so với người không bị HIV.

Theo thống kê khoảng 8% các trường hợp bệnh lao trên toàn thế giới có liên quan đến hút thuốc lá.

Một số người mắc một số bệnh lý khác như: Tiểu đường, ung thư, suy dinh dưỡng, thận. Ngoài ra, những người đang điều trị ung thư, sử dụng chất kích thích, ma túy có nguy cơ bị bệnh lao phổi cao hơn.

Triệu chứng bệnh:

1. Ho: Ho thường là triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi nhưng ho quá 3 tuần và không đáp ứng thuốc kháng sinh thì phải nghĩ ngay đến bệnh lao phổi.

Đặc biệt, nếu ho ra máu cần phải đi khám ngay lập tức vì không những là biểu hiện lao phổi mà còn của nhiều bệnh khác như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, phế quản, áp xe hoặc tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đông máu....

Nếu có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng khác như ho ra máu, khạc đờm... cần đi khám và xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa
Nếu có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng khác như ho ra máu, khạc đờm... cần đi khám và xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa

2. Đau ngực, khó thở: Đây là triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận biết.

3. Sụt cân, ốm yếu: Người bệnh lao phổi còn bị sụt cân, gầy gò, ốm yếu.

4. Sốt: Sốt là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp, có thể sốt cao bất thường nhưng đa số là sốt nhẹ về chiều.

Nếu có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng khác như ho ra máu, khạc đờm... cần đi khám và xét nghiệm lao phổi càng sớm càng tốt.

5. Ra mồi hô trộm: Triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận biết nhất là ra mồ hôi trộm vào ban đêm.

6. Chán ăn, mệt mỏi: Những người bệnh lao phổi còn có thể có biểu hiện chán ăn, người luôn mệt mỏi.

  • CÁCH PHÒNG BỆNH

    Để phòng bệnh lao phổi, phụ huynh cần tiêm phòng BCG cho trẻ em. Ảnh minh họa: Internet
    Để phòng bệnh lao phổi, phụ huynh cần tiêm phòng BCG cho trẻ em. Ảnh minh họa: Internet
    • - Tiêm phòng BCG cho trẻ em.

    • - Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bệnh lao phổi.

    • - Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên.

    • - Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bát đũa với người bệnh.

    • - Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người...

    • - Không hút thuốc lá.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.