6 dấu hiệu nhận biết trẻ rối loạn nhân cách trong tương lai

Theo Huyền Anh (danviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Không khó để nhận biết một đứa trẻ có nguy cơ rối loạn nhân cách hoặc chuộng bạo lực khi lớn lên. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có thể uốn nắn con cái ngay từ nhỏ, hạn chế sự phát triển lệch lạc trong tương lai.

Những năm đầu đời là vô cùng quan trọng với mỗi cá nhân, cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng mà còn phải có trách nhiệm trong việc dạy dỗ và hình thành cách nhìn của trẻ với thế giới xung quanh.

Các chuyên gia cho biết, ngay từ khi mới 3 tuổi, dấu hiệu của một đứa trẻ nhiều khả năng bị rối loạn hành vi rất dễ để có thể nhận thấy. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại không quan tâm hay cho rằng chúng không đáng kể.

JM Macdonald, một nhà tâm lý học người Mỹ đã phân tích hành vi của khoảng 100 tên tội phạm để rút ra 6 lưu ý dành cho cha mẹ dưới đây.

1. Ác với động vật

Sự tàn nhẫn với các loài vật là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của rối loạn tâm thần ở trẻ.

Khi bạn giải thích cho một đứa trẻ rằng không được kéo đuôi con mèo hoặc kéo dây xích của con chó, nếu trẻ hiểu và không lặp lại những hành động này trong tương lai, thì bạn không phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tỏ ra bạo lực hoặc thậm chí giết chúng, đó là lúc bạn cần hành động ngay.

Đây là cách mà những tên tội phạm tương lai thể hiện sự tức giận của họ. Hơn nữa, họ thường giết những nạn nhân theo cách tương tự như đã làm hại động vật. Thậm chí, FBI Mỹ còn thống kê các trường hợp lạm dụng động vật trong báo cáo phạm tội hằng năm của họ.

Chân dung Jeffrey Dahmer, một kẻ từng giết 15 người . Hãy chú ý cách anh ta giữ con mèo hồi nhỏ.
Chân dung Jeffrey Dahmer, một kẻ từng giết 15 người . Hãy chú ý cách anh ta giữ con mèo hồi nhỏ.

2. Mắc chứng tè dầm

Không có gì chắc chắn rằng một đứa trẻ trên 6 tuổi mà vẫn còn tè dầm sẽ trở thành một kẻ điên loạn trong tương lai. Tuy nhiên, rối loạn này lại là nguyên nhân sâu xa của các hành vi bạo lực ở một đứa trẻ vì chúng thường bị chê cười dẫn tới tức giận. Nếu cha mẹ không phản ứng kịp thời, để trẻ phải một mình đối mặt với sự nhạo báng, xúc phạm thì sẽ khiến nhân cách chúng phát triển lệch lạc.

Trong quá khứ, kẻ sát nhân Andrei Chikatilo của Liên bang Xô viết mắc chứng tè dầm và thường bị mẹ mình đánh đập, từ đó dẫn đến tâm lý muốn nhìn những đứa trẻ khác phải chịu đau đớn.
Trong quá khứ, kẻ sát nhân Andrei Chikatilo của Liên bang Xô viết mắc chứng tè dầm và thường bị mẹ mình đánh đập, từ đó dẫn đến tâm lý muốn nhìn những đứa trẻ khác phải chịu đau đớn.

3. Vi phạm các quy tắc

Hầu như đứa trẻ nào cũng từng ở trong tình huống vì lo sợ mà buộc phải nói dối. Nhưng cũng có nhiều trẻ thường xuyên nói dối hoặc không tuân theo các quy tắc dù cho hình phạt có nặng đến đâu bởi chúng coi việc làm sai chính là niềm vui.

Như một đứa trẻ ăn cắp đồ chơi không hẳn vì chúng cần nó, chúng chỉ cảm thấy vui vẻ với việc làm của mình. Những đứa trẻ như vậy rất dễ trở thành tội phạm trong tương lai

4. Không biết hối lỗi

Khi bị trừng phạt, một đứa trẻ bình thường sẽ rất sợ sệt và vội vàng xin lỗi. Tuy nhiên, với trẻ luôn thể hiện sự kiêu hãnh, tự tin vì lỗi lầm của mình, đây là lúc người lớn thật sự phải chú ý để tìm ra hướng hành động cho thích hợp.

Những đứa trẻ luôn có tâm lý không phải do lỗi của bản thân mình thường có vấn đề về cách cư xử trong tương lai. Tất nhiên, không phải ai có tính cách này cũng sẽ trở thành một kẻ rối loạn nhân cách, nhưng nó cũng là một lý do quan trọng để tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà tâm lý học.

5. Chuyên bắt nạt những đứa trẻ khác

Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào hay bắt nạt các bạn cũng đều bị rối loạn nhân cách. Một người trở thành kẻ bắt nạt vì nhiều lý do: do muốn được chú ý, muốn thể hiện quyền lực, do bắt chước cha mẹ hay thần tượng của mình... Nhưng nếu con bạn làm điều đó chỉ vì thích và tận hưởng cảm giác làm đau người khác, rất có thể sẽ trở thành tội phạm trong tương lai.

6. Không nhạy cảm

Con bạn không dễ sợ hãi hoặc xúc động như những đứa trẻ khác. Trẻ em nếu không dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng sẽ không có cảm giác sợ những việc làm sai trái.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.