6 nước ASEAN sẽ tham gia tập trận hàng hải lớn nhất thế giới

Theo Hương Trà (VOV)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
6 quốc gia ASEAN cùng với 20 quốc gia khác sẽ tham gia cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) lần thứ 28, diễn ra từ ngày 29/6-4/8/2022 tại Mỹ.

Trong một tuyên bố của Hải quân Mỹ ngày 31/5, 6 quốc gia ASEAN tham dự cuộc tập trận hàng hải lần thứ 28 này bao gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei. Ngoài ra còn có sự tham gia của các đồng minh quan trọng của Mỹ từ khắp nơi trên thế giới với tổng cộng khoảng 25.000 binh lực, 38 tàu nổi, 4 tàu ngầm và hơn 170 máy bay từ 26 quốc gia.

6 nước ASEAN sẽ tham gia tập trận hàng hải lớn nhất thế giới ảnh 1
Hải quân Indonesia thông báo về cuộc tập trận RIMPAC 2022. Nguồn: Hải quân Indonesia

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân sự I của Indonesia, Đại tá Thủy quân lục chiến Daru Cahyo Sumirat cho biết, Vành đai Thái Bình Dương là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Hải quân Hoa Kỳ tổ chức với sự tham gia của Hải quân các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thậm chí cả các quan sát viên từ các nước châu Âu.

Hải quân Indonesia đã tích cực tham gia cuộc tập trận này kể từ năm 2006 và đây là lần thứ 7 Indonesia tham gia cuộc tập trận này. Hải quân Indonesia sẽ cử tàu chiến KRI I Gusti Ngurah Rai 332, 1 trung đội lính thủy đánh bộ và 3 nhân sự điều hành tham dự hoạt động này. Việc Hải quân Indonesia tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương nằm trong chương trình hợp tác giữa Hải quân Indonesia và Mỹ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao vai trò hải quân và tăng cường quan hệ hợp tác, đối ngoại.

Tập trận Vành đai Thái Bình Dương bắt đầu từ năm 1971, diễn ra hai năm một lần do Hải quân Mỹ tổ chức, nhằm nâng cao năng lực tác chiến và triển khai lực lượng liên quân; tăng cường năng lực đối phó chung đối với mối đe dọa và bảo hộ giao thông hàng hải giữa các quốc gia thuộc vùng biển Thái Bình Dương./.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.